Việc xây nhà ở khu đô thị hay khu bảo tồn, di tích-lịch sự cần phải có giấy phép xây dựng. Trong trường hợp không có giấy phép đó thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

  1. Về mức xử phạt đối với hành vi xây dựng nhà ở không có giấy phép:

Gồm có:

  • Mức phạt khi xây dựng không có giấy phép;
  • Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng;
  • Mức phạt khi tái phạm;
  • Ngoài ra còn có biện pháp khắc phục hậu quả.

Cụ thể từng mức phạt như sau:

Thứ nhất là mức phạt khi xây dựng không có giấy phép:

Theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP,

Hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có giấy phép xây dựng sẽ bị phạt tiền như sau:

  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa mà không có giấy phép bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị mà không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

Thứ hai là mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng:

Căn cứ khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP:

Trường hợp xây dựng nhà ở không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục xây dựng thì:

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  • Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
  • Phạt tiền từ 35 – 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Thứ ba là mức phạt khi tái phạm:

Khoản 9 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP có quy định:

Hành vi xây dựng trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm thì phạt tiền như sau:

  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
  • Phạt tiền từ 70 – 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Cuối cùng là biện pháp khắc phục hậu quả:

Theo khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì:

Người xây dựng nhà ở mà không có giấy phép phải tháo dỡ nhà ở nếu hành vi vi phạm đã kết thúc (đã xây xong).

  1. Trường hợp xây nhà ở trái phép không bị tháo dỡ:

Theo khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP và khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BXD thì:

Xây nhà ở không có giấy phép xây dựng không bị phá dỡ nếu có đủ các điều kiện sau:

  • Đang thi công;
  • Phải dừng thi công xây dựng kể từ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính;
  • Xin được giấy phép xây dựng trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính và xuất trình cho người có thẩm quyền xử phạt.
  • Hiện trạng nhà ở đang xây dựng không phép phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp.

Trên đây là bài viết về “Xây nhà ở không có giấy phép xây dựng”.

Để biết thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Trân trọng.