Uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt ra sao?

Đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện giao thông say rượu và không làm chủ được phương tiện của mình. Việc người điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng say rượu sẽ rất nguy hiểm cho cả chính bản thân họ và những người tham giao thông khác.

Để hạn chế việc người tham gia giao thông không tỉnh táo để điều khiển phương tiện nên Luật giao thông đường bộ và nghị định xử phạt vi phạm hành chính đã đưa ra quy định về nồng độ cồn trong khí thở vượt mức cho phép sẽ bị xử phạt.

Người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu sẽ bị cấm tham gia giao thông theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008: Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy, khi tham gia giao thông nồng độ cồn có trong máu hoặc hơi thở dưới mức quy định sẽ đảm bảo an toàn được khi tham gia giao thông. Đây là mức cho phép người điều khiển phương tiện được sử dụng mà vẫn đảm bảo an toàn được cho bản thân và người khác khi tham gia giao thông.

Trong trường hợp vượt quá mức quy định trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:

– Xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi: a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định).

       Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

– Xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định).

– Xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô  vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi: a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; (Điểm a, b khoản 9 Điều 5 Nghị định).

– Xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (Khoản 6 Điều 6 nghị định).

– Xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi: b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Khoản 8 Điều 6 nghị định).

– Xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở ( điểm b khoản 4 Điều 7 Nghị định).

– Xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định).

– Xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi: a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm a, b khoản 7 Điều 7 Nghị định).

Bên cạnh hình phạt chính là phạt tiền thì với hành vi vi phạm nghiêm trọng thì người điều khiển phương tiện giao thông có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một thời hạn nhất định.

Lái xe khi người điều khiển phương tiện giao thông có uống rượu bia nhiều không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Chúng ta nên hạn chế việc lái xe sau khi đã uống rượu bia. Lái xe an toàn là nét đẹp văn hóa giao thông chúng ta cần thực hiện và tuyên truyền cho mọi người tham gia giao thông, an toàn cho mọi nhà.

Trên Website luatdongduong.com.vn luôn cập nhật những thông tin pháp luật nổi bật và hữu ích cho các độc giả! Quý độc giả liên hệ hotline tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn và hỗ trợ.

 

 

Chuyên viên

Nguyễn Thanh Hà