Cử, chỉ định người giám hộ được áp dụng trong trường hợp nào? Khi thực hiện việc củ, chỉ định người giám hộ cần phải lưu ý những gì?
Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015, I&J đưa ra bài viết dưới đây:
-
Các trường hợp cử, chỉ định người giám hộ:
Những trường hợp luật định dưới đây thì phải thực hiện việc cử, chỉ định người giám hộ
a) Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS) không có người giám hộ đương nhiên:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ khi các đối tượng sau không có người giám hộ đương nhiên:
+ Người chưa thành niên;
Người mất NLHVDS.
- Tòa án chỉ định người giám hộ nếu có tranh chấp giữa:
+ Những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ;
+ Tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
- Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ 06 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
b) Trường hợp người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi:
- Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ sau đây trừ trường hợp khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đã chọn được người giám hộ cho mình.
- Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
- Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
- Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
+ Trường hợp nếu không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
-
Một số lưu ý khi thưc hiện việc cử, chỉ định người giám hộ:
- Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. Tránh trường hợp người được cử, chỉ định làm giám hộ phải chịu trách nhiệm giám hộ ngoài ý muốn nguyện vọng của họ.
- Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản. Trong đó ghi rõ:
+ Lý do cử người giám hộ;
+ Quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ;
+ Tình trạng tài sản của người được giám hộ.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.
Để có thêm kiến thức pháp luật, mời quý bạn đọc truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.