Trồng cây cần sa sẽ bị xử lý như thế nào?
Chúng ta được biết cây cần sa là một loài cây có chứa chất kích thích và gây nghiện, như một loại ma túy có gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Nhưng khi sử dụng cây sa này đúng mục đích và đúng liều lượng thì cây cần sa lại là một trong những cây thuốc chữa bệnh, thành phần thuốc chữa bệnh nguy hiểm của con người. Biết được những công dụng của cây cần sa một số người dân đã lấy giống cây về trồng nhưng lại không thông báo với cơ quan chính quyền địa phương. Vì đây là loại cây gây nguy hại đến sức khỏe nên bị nhà nước cấm trồng tự do mà một số nơi được phép trồng để dùng trong y học.
Với những trường hợp người dân mang cây cần sa về trồng trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
Cây cần sa được trồng hợp pháp và được sử dụng đúng công dụng trong y học là một loài cây thuốc chữa bệnh, nhưng khi được trồng và sử dụng không đúng số lượng, độ tuổi lại là loại cây gây tác hại xấu đến sức khỏe của con người.
Với những trường hợp trồng cây trái phép thì phụ thuộc vào số lượng cây trồng và mục đích trồng cây sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 nghị định 167/2013/NĐ-CP Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy thì phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng với hành vi trồng cây cần sa: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
Hành vi trồng trái phép cây cần sa sẽ bị xử phạt hành chính, nên người dân không được phép tự ý trồng cây cần sa tại nhà hay bất kỳ đâu, hành vi trồng cây cần sa đều là trái pháp luật.
Khi lượng cây cần sa được trồng với số lượng nhiều đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự. Cụ thể tại Điều 247 Bộ luật hình sự năm 2015:
1.Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy: cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy, một trong các trường hợp số lượng cây cần sa được trồng trên 500 cây hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã được giáo dục nhiều lần mà vẫn còn trồng cây cần sa trái phép thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt theo quy định.
Bên cạnh đó, trường hợp tự nguyện phá bỏ và giao nộp cây cần xa cho cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ được miễn trách nhiệm hình sự và không bị áp dụng hình phạt.
Theo đó, người dân khi đã trồng cây cần sa tại gia đình thì tự nguyện phá bỏ và giao nộp cho cơ quan chức năng trách bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên Website luatdongduong.com.vn luôn cập nhật những thông tin pháp luật nổi bật và hữu ích cho các độc giả! Quý độc giả liên hệ hotline tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn và hỗ trợ.
Chuyên viên
Nguyễn Thanh Hà