Câu hỏi: Trong thời kỳ hôn nhân, tôi có quan hệ bên ngoài với người đàn ông khác là anh A và có sinh được 01 bé. Hiện tại, tôi và chồng đã ly hôn. Tôi có tiến hành xét nghiệm ADN cho cháu và muốn làm thủ tục nhận cha cho cháu. Vậy cho tôi hỏi thủ tục nhận cha cho con tôi được thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn
Trả lời:
1. Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Luật Hộ tịch năm 2014
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
2. Thẩm quyền xác định cha, mẹ cho con
Khoản 1 Điều 88 và Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.”
“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Như vậy, theo quy định trên, thời điểm bạn sinh con vẫn đang nằm trong thời kỳ hôn nhân giữa bạn và chồng cũ nên đưa trẻ sẽ được pháp luật thừa nhận là con chung giữa bạn và chồng cũ. Do đó, để xác định lại cha của con, bạn cần làm thủ tục xác nhận tại Tòa án. Cụ thể như sau: căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 4 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này.
“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.”
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
2. a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này.”
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
3. Hồ sơ
Hồ sơ yêu cầu Tòa án xác định quan hệ cha con:
– Đơn khởi kiện (trong trường hợp có tranh chấp) hoặc Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (áp dụng trong trường hợp không có tranh chấp);
– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người nhận làm cha ;
– Bản sao sổ hộ khẩu của người nhận làm cha có công chứng hoặc chứng thực;
– Văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha – con của người nhận làm cha và cháu bé như: Kết quả giám định ADN, thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng,…
4. Trình tự
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi lên TAND cấp huyện nơi người cha hợp pháp cư trú để yêu cầu giải quyết.
Bước 2: Sau khi Tòa án ra quyết định công nhận quan hệ cha con thì mang bản án hoặc quyết định của TAND tới UBND xã để làm thủ tục thay đổi thông tin người cha và họ tên của con trên giấy khai sinh.
Luật Hộ tịch năm 2014 quy định như sau:
“Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.
Để biết thêm các quy định pháp luật khác, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.