Câu hỏi:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được được quy định như thế nào? Cơ sở nào xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ dân sự?

Trả lời:

  1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, cụ thể tại Điều 361 thì:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm:

  • Tổn thất về tài sản;
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác thì: phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

  1. Cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ dân sự:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và gây ra thiệt hại. Một người chịu trách nhiệm dân sự khi người đó có lỗi.

Do vậy, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau:

a) Có hành vi trái pháp luật về nghĩa vụ:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật.

Về nguyên tắc, một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ.

Vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và không phải bồi thường thiệt hại.

Cụ thể được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của người có quyền;
  • Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng.

b) Có thiệt hại xảy ra trong thực tế

Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm:

  • Những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn;
  • Những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản;
  • Những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra;
  • Những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Những thiệt hại nói trên cũng được chia làm 2 loại như sau:

  • Thiệt hại trực tiếp như: Chi phí thực tế và hợp lý; tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại.
  • Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại.

c) Có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra

Hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra là kết quả.

Chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.

Mặt khác, nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiệt hại thì phải xem xét mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra để tránh sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự.

d) Do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự

Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

“Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền” (Điều 351 BLDS).

Như vậy, khi áp dụng trách nhiệm dân sự không cần xác định mức lỗi của người vi phạm là vô ý hay cố ý.

Trân trọng!

Mọi thắc mắc cần tư vấn về luật Dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.966.993 để được hỗ trợ nhanh nhất.