Hành vi phạm tội hoàn thành khi để lại hậu quả hoặc không cần xác định hậu quả. Tuy nhiên vẫn có trường hợp tự ý chấm dứt việc phạm tội. Vậy tội này được quy định như thế nào?
-
Căn cứ pháp lý:
Điều 16 Bộ luật hình sự 2015
-
Nội dung:
“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.
Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.
Như vậy, để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì phải thỏa mãn hai điều kiện:
Thứ nhất, tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa đạt, chưa hoàn thành.
Ở giai đoạn này, người phạm tội chưa hoàn thành việc thực hiện hành vi phạm tội đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã có từ trước mặc dù, họ có đủ khả năng để thực hiện tội phạm đến cùng.
Ví dụ: A mâu thuẫn với B. B đã nói những lời không hay với A. Do đó, A có ý định giết B nên đã chuẩn bị sẵn dao nhọn. Nhưng sau khi bình tĩnh lại, B xin lỗi nên A bỏ qua, không thực hiện ý định giết B nữa.
Giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành được hiểu là người phạm tội đã thực hiện được hết hành vi cần thiết để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Khi đó, việc không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội không có ý nghĩa trong việc ngăn chặn hậu quả nguy hiểm xảy ra.
Ví dụ: A có ý định giết B, đã đâm B, khi thấy B gục xuống A đã dừng lại không đâm nữa và bỏ đi, B được đưa đi cấp cứu nên không chết.
Trường hợp tội phạm đã hoàn thành thì:
- Người phạm tội đã thực hiện được hết hành vi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
- Hành vi đó có đủ các yếu tố thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội;
- Việc chủ thể không thực hiện hành vi phạm tội, không làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Ví dụ: A dùng súng bắn một phát vào đầu B làm B chết.
Thứ hai, việc chủ thể dừng lại không tiếp tục thực hiện tội phạm là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát.
Tức là, chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện, khả năng để thực hiện hành vi phạm tội đến cùng nhưng đã tự mình từ bỏ ý định phạm tội đó.
Sự từ bỏ ý định phạm tội của chủ thể là xuất phát từ ý chí chủ quan của họ (như nghe lời khuyên giải của người thân thích, nghĩ đến gia đình,….) chứ không phải do yếu tố khách quan chi phối.
Chủ thể cho rằng tại thời điểm đó, mình hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện tội phạm đến cùng.
Sự từ bỏ việc tiếp thực hiện hành vi phạm tội này thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát chấm dứt ý định phạm tội của chủ thể.
Ví dụ: A phát hiện vợ ngoại tình và có ý định giết vợ nên đã mua sẵn 1 cốc nước mía có pha thuốc chuột cho vợ. Nhưng khi nghĩ đến các con thì A dừng lại và bỏ đi.
Như vậy, để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì đòi hỏi phải thỏa mãn cả hai điều kiện nêu trên.
Ngoài ra, theo quy định pháp luật thì người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.
Trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội khác:
Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đó.
Ví dụ: Anh A mua súng ngắn để giết B nhưng sau đó không giết B nữa. Do đó, A không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
Tuy nhiên, việc anh A mua súng ngắn đã đủ yếu tố cấu thành Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng…quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Trong trường hợp đó, anh A phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 Bộ Liaạt Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Để tìm hiểu thêm các quy định về Luật Hình sự, vui lòng quy cập website luatdongduong.com.vn.
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.