Điều 386 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử. Cụ thể như sau:
-
Căn cứ pháp lý:
“1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.”
-
Các yếu tố cấu thành tội phạm:
a) Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này được coi là chủ thể đặc biệt, bao gồm:
- Người đang bị giam, giữ;
- Người đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (tại địa điểm mở phiên tòa).
b) Mặt chủ quan của tội phạm:
- Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
- Tuy nhiên, trong trường hợp trốn khỏi nơi giam vì mục đích chống chính quyền nhân dân thì người bỏ trốn bị truy cứu tội chống phá trại giam.
c) Khách thể của tội phạm:
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm đến:
- Chế độ tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự;
- Chế độ giam, giữ, cải tạo phạm nhân;
- Hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.
d) Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi của người đang bị giam, giữ, bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử là: đã dùng mọi thủ đoạn để thoát khỏi sự quản lý của người canh gác, quản lý, dẫn giải.
- Các thủ đoạn được thực hiện có thể là:
+ Lợi dụng sự sơ hở của người canh gác, quản lý, dẫn giải rồi lén lút trốn khỏi nơi giam, giữ, trên đường bị dẫn giải hoặc bỏ trốn tại phiên tòa xét xử;
+ Lừa dối người canh gác, dẫn giải (như giả vờ đau bụng xin người dẫn giải cho đi tiểu sau đó bỏ trốn…);
+ Dùng vũ lực làm tê liệt sự kháng cự của người canh gác, dẫn giải để bỏ trốn.
- Người bị giam, giữ, là người:
+ Đang bị tạm giam, tạm giữ;
+ Đang bị giam để chấp hành hình phạt ở các trại giam, trại lao động, cải tạo;
+ Đang có mặt tại nơi mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
- Người đang bị dẫn giải là người:
+ Bị tạm giam, tạm giữ;
+ Đang lao động cải tạo đang trên đường đi từ địa điểm này đến địa điểm khác dưới sự giám sát của người có thẩm quyền.
- Nơi giam, giữ có thể là nhà tạm giữ, trại giam, trại lao động cải tạo phạm nhân.
Lưu ý:
- Người bị giam, giữ phải là người:
+ Đã có quyết định (lệnh) bắt tạm giữ hoặc tạm giam;
+ Còn trong thời hạn giam giữ hoặc tạm giam;
+ Có quyết định thi hành án (nếu là người bị kết án).
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.
Để có thêm kiến thức pháp luật, mời quý bạn đọc truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.