Tình huống: chị Ngô Thị N là chị gái của tôi cho rằng ông Trương Văn K là công chức thuộc phòng tài chính huyện M có hành vi vi phạm pháp luật. Chị N đã gửi đơn tố cáo ông K tới Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện M. Cho hỏi chị tôi có được tố cáo ông K tới Ủy ban nhân dân huyện không? Việc tố cáo được giải quyết theo thủ tục nào? Và trong trường hợp chị tôi bị đe dọa vì việc tố cáo thì có được pháp luật bảo vệ không?

Trả lời:

Thứ nhất, chị N được tố cáo ông K tới chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện M

  • Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Tố cáo 2018 thì “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực”.
  • Theo đó, có thể hiểu chủ thể thực hiện hành vi tố cáo chỉ có thể là công dân, song cho dù có liên quan hay không có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng tố cáo, công dân vẫn có quyền thực hiện hành vi tố cáo của mình. Chị Ngô Thị N là một công dân (do bạn không đề cập nên ta coi như chị N đáp ứng đầy đủ năng lực hành vi và pháp luật dân sự) biết được rằng ông Trương Văn K là công chức của Phòng Tài chính huyện M có hành vi vi phạm pháp luật, tuy chị N không có hoàn toàn liên quan hay bị ảnh hưởng gì về việc vi phạm của ông K song chị N đã tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật đó. Đơn tố cáo của chị N trong trường hợp này được chấp nhận và phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, và người có thẩm quyền ở đây là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện M.

Thứ hai, trình tự giải quyết việc tố cáo của chị N

  • Bước một: tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo. Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý. Chị N đã gửi đơn tố cáo ông K tới Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện M và như đã phân tích ở trên thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện M là người có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo của chị N. Do đó, trong thời hạn 7 ngày, chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện M phải thụ lý giải quyết.
  • Bước hai: thụ lý, xác minh nội dung báo cáo. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (khoản 1 điều 30 Luật Tố cáo 2018).
  • Bước ba: kết luận nội dung tố cáo.
    • Căn cứ báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật. Thanh tra huyện M ban hành kết luận nội dung tố cáo của chị N về hành vi vi phạm pháp luật của ông K bao gồm kết quả xác minh nội dung tố cáo là đúng hay sai (một phần hay toàn bộ); nội dung giải trình của hai bên là chị N và ông K và những người có liên quan; kết luận về thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, đối tượng bị thiệt hại; xử lý về kinh tế, hành chính và một số kiến nghị…
    • Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 điều 35 Luật Tố cáo 2018 thì “Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo“.
  • Bước bốn: xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. Ngay sau khi có kết luận về nội dung tố cáo, chậm nhất 07 ngày kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện M phải căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định tại điều 36 Luật Tố cáo 2018.
  • Bước năm: công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo theo quy định tại điều 40 luật Tố cáo 2018.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Thứ ba, trường hợp chị N bị đe dọa về việc tố cáo, thì việc bảo vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật

  • Trong những năm qua, người dân đã biết phát huy quyền dân chủ trong đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, nhân dân không còn thờ ơ với công việc của Nhà nước, ý thức được trách nhiệm của mình và biết đấu tranh góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, một trong số đó là việc công dân tự mình tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức đang hoạt động trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Song thực tế hiện nay còn nhiều vấn đề nan giải hơn được đặt ra xoay quanh việc thực hiện quyền tố cáo của công dân đó là họ sợ gánh chịu hậu quả, do thiếu cơ chế bảo vệ nên nhiều người tố cáo tham nhũng cảm thấy đơn độc và bị cô lập.
  • Nắm bắt được thực trạng đó, pháp luật đang ngày càng hoàn thiện và đứng về phía những người bị yếu thế. Theo đó, trong trường hợp chị N bị đe dọa, trù dập vì việc tố cáo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện M cần phải xác định thông tin về chị N và những mối nguy hiểm mà chị có thể gặp phải. Hiện nay, theo tinh thần của Hiến pháp Việt Nam 2013, Luật Tố cáo 2011 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì đều có những quy định về bảo vệ người tố cáo. Cụ thể như sau:
    • Khoản 3 Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.
    • Luật Tố cáo 2018 tại các điều 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 ,56, 57 và 58 quy định về các hành vi nghiêm cấm xâm phạm đến quyền của người tố cáo và bảo vệ người tố cáo như là bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo; bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác làm việc của họ; bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo; bảo vệ người thân của người tố cáo (nếu nghiêm trọng)… Tuy nhiên, pháp luật tố cáo chỉ đưa ra những quy định chung nhất về người tố cáo, người bị tố cáo, thẩm quyền giải quyết tố cáo, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo… Còn các vấn đề tố cáo cụ thể về những hành vi vi phạm pháp luật như tham nhũng, vụ lợi… thì ta cần căn cứ vào các quy định tại các điều luật cụ thể ứng với hành vi đó.
    • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã dành riêng một chương (Chương XXXIV) về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người tham gia tố tụng khác. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp bảo vệ trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định được tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm.

Để cập nhật thêm những thông tin nổi bật và hữu ích, vui lòng truy cập website của chúng tôi tại Luatdongduong.com.vn hoặc Hotline Tư vấn: 1900.966.993

Chuyên viên,

Đỗ Trọng Đạt