Trong thực tiễn cuộc sống, khi một chủ thể có quyền được thụ hưởng việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới, họ sẽ có lợi thế trong việc bảo vệ quyền của mình. Theo đó, pháp luật dân sự đã ghi nhận một đặc quyền của bên có quyền, họ có quyền yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, đó người ta gọi là nghĩa vụ dân sự liên đới. Thực hiện nghĩa vụ liên đới do quan hệ pháp luật dân sự điều chỉnh. Đây là một vấn đề khó trong cuộc sống hiện tại bởi còn nhiều quan điểm chưa thống nhất cả trong thực tiễn lẫn xét xử của cơ quan tòa án.
Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới
- Theo thỏa thuận của các bên: tự do, tự nguyện cam kết là nguyên tắc cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự và hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nếu nghĩa vụ được xác lập thông qua ý chí của các bên thì việc xác định nghĩa vụ đó là liên đới hay không phải căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng là căn cứ phát sinh quan hệ nghĩa vụ đó. Theo đó, nếu các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận khác về tính chất của nghĩa vụ thì nghĩa vụ đó luôn được xác định là nghĩa vụ riêng rẽ. Bên cạnh đó, tất cả các thỏa thuận, các điều khoản do hai bên đưa ra trước là phải phù hợp với quy định của pháp luật, sau là hài hòa với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Theo quy định của pháp luật: trước hết tất cả mọi nghĩa vụ dân sự nói chung và nghĩa vụ dân sự liên đới nói riêng đều phải được xác lập trên quy định của pháp luật. Bởi lẽ chỉ khi các quan hệ xã hội được pháp điều chỉnh thì nó mới trở thành quan hệ pháp luật và khi đó, các quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh, được công nhận về mặt pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Do đó, điều kiện để xác lập nghĩa vụ dân sự liên đới cũng phải dựa trên căn cứ pháp luật.
Hậu quả của việc thực hiện nghĩa vụ liên đới
Mục đích của việc xác định một nghĩa vụ dân sự liên đới khi có nhiều người tham gia quan hệ nghĩa vụ là buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn, kể cả khi có một trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định tại điều 288 Bộ Luật Dân sự 2015:
“1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ“.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Mối quan hệ giữa nghĩa vụ liên đới và nghĩa vụ hoàn lại
- Nghĩa vụ hoàn lại là một nghĩa vụ phái sinh được hình thành từ các nghĩa vụ khác, trong đó bên có nghĩa vụ phải hoàn trả những lợi ích mà bên có quyền đã thực hiện thay mình trước người thứ ba hoặc những lợi ích mà mình đã nhận thay cho bên có quyền từ việc thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba.
- Căn cứ pháp lý nằm ở khoản 2 điều 288 BLDS 2015 về Thực hiện nghĩa vụ liên đới. Theo đó, nghĩa vụ liên đới là cái có trước, nghĩa vụ hoàn lại là cái có sau; và trong quan hệ nghĩa vụ bao giờ cũng có một người liên quan tới cả hai nghĩa vụ, nếu trước đó họ là người có nghĩa vụ thì sau đó họ là người có quyền.
- Ngoài ra, nếu nghĩa vụ hoàn lại là nghĩa vụ có nhiều người người thì nó sẽ là nghĩa vụ riêng rẽ, vì người có quyền chỉ có thể yêu cầu mỗi người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Thật vậy, trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới, thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác thanh toán phần nghĩa vụ của họ đối với mình. Nhắc lại rằng người có nghĩa vụ liên đới chỉ phải thực hiện “phần nghĩa vụ liên đới của mình” đối với người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ: giữa những người có nghĩa vụ liên đới, quan hệ nghĩa vụ lại mang tính chất theo phần riêng rẽ, mỗi người có nghĩa vụ liên đới chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Để cập nhật thêm những thông tin nổi bật và hữu ích, vui lòng truy cập website của chúng tôi tại Luatdongduong.com.vn hoặc Hotline Tư vấn: 1900.966.993
Chuyên viên,
Đỗ Trọng Đạt