Tôi là giảng viên đại học ngoại ngữ sắp về hưu nên có ý định thành lập trung tâm ngoại ngữ. Vậy:
Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ được thực hiện như thế nào?
Để trung tâm ngoại ngữ có thể hoạt động giáo dục (tuyển sinh, dạy học…) thì cần có các điều kiện gì?
Trả lời:
-
Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ:
Để thành lập trung tâm ngoại ngữ, các cá nhân, cơ quan, tổ chức cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ;
- Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung:
+ Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
+ Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
+ Cơ sở vật chất của trung tâm;
+ Cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
+ Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
- Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.
b) Thời hạn và trình tự thực hiện:
- Nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ đến người có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ;
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ có trách nhiệm thẩm định;
- Trong thời hạn 05 ngày, người có thẩm quyền quyết định thành lập cho phép thành lập nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
-
Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động giáo dục cho trung tâm ngoại ngữ:
a) Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục:
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì điều kiện bao gồm:
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp,…
b) Trình tự, thủ tục thực hiện:
Điều 49 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP:
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
- Quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp;
- Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;
- Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm;
- Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;
- Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;
- Các quy định về học phí, lệ phí;
- Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.
Trình tự và thời hạn thực hiện:
- Nộp 01 bộ hồ sơ nói trên đến người có thẩm quyền;
- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, người có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trung tâm;
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, người có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định trên thực tế và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;
- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, người có thẩm quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
-
Cơ sở pháp lý:
- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP;
- Nghị định 135/2018/NĐ-CP.
Trên đây là ý kiến tư vấn của I&J liên quan đến câu hỏi của bạn.
Để biết thêm thông tin pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc bạn liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp, chính xác và nhanh chóng.
Trân trọng!