Khi được hưởng thừa kế, người thừa kế phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Vậy thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như thế nào?

  1. Quy định của pháp luật về khai nhận di sản

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 thì khai nhận di sản thừa kế chỉ xảy ra hai trường hợp sau đây:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
  • Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.

Như vậy, khai nhận di sản thừa kế khi thống nhất không chia di sản đó hoặc khi người thừa kế chỉ có duy nhất một người.

  1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Về hồ sơ:

Theo Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 thì:

Để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
  • Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
  • Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, … của người khai nhận di sản thừa kế;
  • Các giấy tờ về tài sản:

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…

+ Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, , thỏa thuận tài sản chung/riêng…

  • Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…

Về trình tự thực hiện:

  • Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng niêm yết tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

+ Thời gian niêm yết 15 ngày.

+ Nếu việc khai nhận phức tạp hoặc liên quan tới khối tài sản lớn thì thời gian niêm yết là 30 ngày;

  • Sau đó, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế;
  • Những người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên;
  • Công chứng viên ký công chứng Văn bản;
  • Cuối cùng, người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.

Trên đây là bài viết về “Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng”.

Để biết thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Trân trọng.