Trường hợp nào được thực hiện thủ tục giải chấp quyền sử dụng đất? Trình tự, thủ tục được tiến hành như thế nào?  Để giải đáp được các câu hỏi trên, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

  1. Điều kiện giải chấp quyền sử dụng đất:

Giải chấp (hay còn gọi giải chấp ngân hàng) là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng. Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì người sử dụng đất được thực hiện thủ tục giải chấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Chấm dứt việc thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Thay thế quyền sử dụng đất bằng tài sản có giá khác để thực hiện tiếp nghĩa vụ bảo đảm;
  • Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
  • Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc của Trọng tài đã có hiệu lực về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
  • Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  • Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
  • Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
  • Theo thỏa thuận của các bên.
  1. Hồ sơ để thực hiện thủ tục giải thể quyền sử dụng đất:

Theo Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP và Điều 26 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp;
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm;
  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Trường hợp người sử dụng đất ủy quyền cho người khác làm thủ tục giải chấp thì cần có thêm Văn bản ủy quyền.
  • Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nếu có.
  • CMND của bên thế chấp.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  1. Trình tự thực hiện:

  Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai, nếu chưa thành lập chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì anh có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giao giấy hẹn trả kết quả theo đúng trình tự quy định của pháp luật.

  • Nếu thuộc trường hợp từ chối xóa đăng ký thì phải có văn bản từ chối để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người đăng ký thực hiện đúng quy định.
  • Nếu không có căn cứ từ chối thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc để giải quyết thủ tục này theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Trả kết quả.

Văn phòng đăng ký đất đai trả lại cho người yêu cầu đăng ký 01 bản chính các loại giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu xóa đăng ký có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Giấy chứng nhận có ghi nội dung xóa đăng ký.

Chú ý:

  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Văn phòng đăng ký đất đai.
  • Thời gian thực hiện:

+ Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu sau 15 giờ thì trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.

+ Trường hợp phức tạp thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

  1. Căn cứ pháp lý:

  • Luật Đất đai 2013;
  • Nghị định 102/2017/NĐ-CP;
  • Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòi truy cập website luatdongduong.com. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài: 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.

Trân trọng.