Giám hộ được áp dụng đối với những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,…. Vậy khi thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ cần lưu ý gì?
-
Người giám hộ cần có điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Theo Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Cá nhân làm người giám hộ phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
- Không phải là người:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
+ Bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Pháp nhân làm người giám hộ thì phải có:
- Năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
-
Người giám hộ là ai?
Theo quy định của pháp luật, người giám hộ được chia thành hai nhóm là giám hộ đương nhiên là giám hộ được cử, chỉ định.
Nhóm thứ nhất, người giám hộ đương nhiên:
-
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, được xác định theo thứ tự sau (Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015):
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
+ Anh/chị ruột là anh/chị cả là người giám hộ.
Nếu anh/chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh/chị ruột tiếp theo là người giám hộ. Trừ trường hợp có thỏa thuận anh/chị ruột khác làm người giám hộ.
+ Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ. Những người này có thể thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;
+ Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
-
Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS) được xác định như sau (Điều 53):
+ Nếu vợ/chồng là người mất NLHVDS thì người còn lại là người giám hộ;
+ Nếu cha, mẹ đều NLHVDS sự hoặc một người mất NLHVDS, còn người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì con cả là người giám hộ.
Nếu người con cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;
+ Nếu người thành niên mất NLHVDS chưa có vợ/chồng/con hoặc có mà vợ/chồng/con đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha/mẹ là người giám hộ.
Nhóm thứ hai, người giám hộ được cử, chỉ định:
Theo Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
- Nếu người chưa thành niên, người mất NLHVDS không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã có trách nhiệm cử người giám hộ.
- Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
-
Thủ tục đăng ký giám hộ
Thủ tục đăng ký giám hộ được thực hiện theo Điều 20, 21 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm có:
- Tờ khai đăng ký giám hộ;
- Văn bản cử người giám hộ (đối với giám hộ được cử); giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (đối với giám hộ đương nhiên).
- Nếu có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Bước 3. Nhận kết quả
Trong vòng 3 ngày làm việc nếu đầy đủ hồ sơ và đủ điều kiện theo pháp luật thì được Cấp trích lục đăng ký giám hộ cho người thực hiện thủ tục.
Để biết thêm thông tin pháp luật vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc gọi tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.