Thời gian nghỉ phép là một trong những chế độ đãi ngộ đối với người lao động. Vậy, chế độ này theo Bộ luật Lao động 2019 có sự thay đổi hay không?

  1. Thời gian nghỉ phép đối với người lao động chưa làm đủ 1 năm:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019:

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm hưởng nguyên lương được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

So với khoản 2 Điều 114 Bộ luật Lao động 2012 thì quy định này không có bất cứ thay đổi nào.

Ví dụ: Anh A chỉ làm việc cho công ty X 10 tháng thì số ngày nghỉ phép năm của anh A là 10 ngày.

  1. Thời gian nghỉ phép đối với người lao động làm việc trên 1 năm:

Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Bên cạnh đó, Điều 114 Bộ luật này còn nêu:

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Như vậy, liên quan đến chế độ nghỉ phép năm, Bộ luật Lao động 2019 đã kế thừa tinh thần của Bộ luật Lao động hiện hành.

Do đó, không tăng lên hay giảm đi số ngày nghỉ phép năm của người lao động.

Lưu ý:

  • Nếu thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết phép thì được thanh toán tiền lương.
  • Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ phép năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.
  • Khi nghỉ phép năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương.
  • Khi nghỉ phép năm, từ ngày số 3 trở đi, được tính thêm thời gian đi đường ngoài phép năm, nếu:

+ Người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy;

+ Số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày.

+ Chỉ được tính 1 lần/năm.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Để có thêm kiến thức pháp luật, mời quý bạn đọc truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.