Chủ thể trong quan hệ lao động là người lao động và người sử dụng lao động. Đây cũng là chủ thể thực hiện ký kết hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp, có những trường hợp do người khác đại diện ký hợp đồng này.
Do đó, theo quy định của Luật Lao động 2019 (có hiệulực 01/01/2021) có quy định cụ thể về thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động như sau:
-
Thẩm quyền về phía người sử dụng lao động
Khoản 3 Điều 18 Luật Lao động 2019 có quy định:
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định;
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định;
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Như vậy, không phải ai cũng được thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động.
Chỉ có người đứng đầu, đại diện, ủy quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, …; cá nhân trực tiếp sử dụng người lao động mới có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động.
-
Thẩm quyền về phía người lao động
Theo Luật Lao động 2019, cụ thể khoản 4 Điều 18 nêu rõ:
Người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Cụ thể, người giao kết hợp đồng lao động là:
- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
- Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật;
- Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Chú ý:
Đối với trường hợp người lao động được ủy quyền bởi nhóm người lao động thì:
Chỉ áp dụng với một nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên cùng làm một công việc theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Khi đó, hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản và phải kèm theo danh sách ghi rõ các nội dung như sau:
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính;
+ Nơi cư trú;
+ Chữ ký của từng người lao động.
-
Không đúng thẩm quyền, hậu quả pháp lý là gì?
Tại điểm b khoản 1 Điều 49 Luật Lao động 2019 có quy định:
“Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền” thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu toàn bộ.
Như vậy, trong giao kết hợp đồng lao động, thẩm quyền ký kết luôn là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng quyết định tới hiệu lực của hợp đồng.
Trong trường hợp, hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo pháp luật. Đồng thời, các bên sẽ tiến hành ký lại hợp đồng nếu có nhu cầu tiếp tục duy trì quan hệ lao động.
Kết luận:
Như vậy, thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động không có bất cứ thay đổi nào so với Luật Lao động 2012.
Tuy nhiên, thẩm quyền này không còn quy định trong Nghị định hướng dẫn (Nghị định 05/2015/NĐ-CP) mà được luật hóa thành điều khoản của Luật Lao động mới.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất, điều đó thấy được tầm quan trọng của thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động.
Trên đây là bài viết về vấn đề “Thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động theo Luật Lao động mới”.
Để có thêm thông tin pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.
Trân trọng.