Câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi:

Tôi mới tham gia đình công. Đến nay, công ty chấm dứt hợp đồng lao động với tôi vì lý do tham gia đình công.

Vậy đình công là gì? Khi người lao động tham gia đình công, doanh nghiệp có được chấm dứt hợp đồng lao động không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, I&J xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về khái niệm đình công:

Điều 209 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về khái niệm đình công như sau:

“1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này.”

Như vậy, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức, với mục đích là đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Đình công là quyền của người lao động, tuy nhiên để hợp pháp phải thực hiện theo trình tự pháp luật quy định.

Thứ hai, về việc công ty chấm dứt hợp đồng với người lao động tham gia đình công:

Đình công là quyền của người lao động. Do đó, khi người lao động tham gia đình công thì người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động là hành vi bị cấm.

Cụ thể theo khoản 4 Điều 219 Bộ luật Lao động 2012 thì một trong những hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công là:

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công mà thực hiện một trong các hình thức xử lý sau đây đối với người lao động, người lãnh đạo đình công:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Xử lý kỷ luật;
  • Điều động làm công việc khác, đi làm nơi khác.

Như vậy, khi người lao động tham gia đình công mà doanh nghiệp xử lý bằng cách chấm dứt hợp đồng lao động là vi phạm điều cấm theo pháp luật.

Khi đó, hành vi chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp sẽ bị xử lý.

Thứ ba, về hình thức xử lý:

Khi chấm dứt hợp đồng lao động với lý do người lao động tham gia đình công, doanh nghiệp bị phạt theo quy định tại Điều 33 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công mà thực hiện hành vi sau đối với người lao động đình công:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Xử lý kỷ luật lao động;

+ Điều động sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác;

  • Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;
  • Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định của Bộ luật Lao động.

Kết luận:

  • Đình công được hiểu một cách đơn giản là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện, có tổ chức để đạt được yêu cầu trong giải quyết tranh chấp lao động.
  • Khi doanh nghiệp thực hiện hành vi chấm dứt hợp đồng lao động với lý do người lao động tham gia đình công là vi phạm pháp luật.
  • Khi đó, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính lên tới 10 triệu đồng.

Như vậy, theo quy định thì việc bạn tham gia đình công theo đúng pháp luật thì sẽ không bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH I&J qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.