Tình trạng sử dụng lao động ngước ngoài không có giấy phép ở nước ta ngày càng nhiều. Vậy những trường hợp đó bị xử lý như thế nào?
-
Điều kiện để lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam:
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2012:
Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ 04 điều kiện dưới đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
- Có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Lưu ý:
Các trường hợp sau đây không cần có giấy phép lao động theo quy định:
- Là thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Là thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
- Là trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;
- Vào Việt Nam dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ;
- Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý sự cố, …mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài đang ở Việt Nam không xử lý được;
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
- Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Là học sinh, sinh viên học tập, làm việc tại Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
-
Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép bị xử lý như thế nào?
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nêu rõ mức xử phạt vi phạm liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất là đối với doanh nghiệp:
Hình thức xử phạt đối với hành vi trên là phạt tiền. Cụ thể như sau:
- Từ 30 – 45 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người;
- Từ 45 – 60 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 – 20 người;
- Từ 60 – 75 triệu đồng nếu vi phạm từ 21 người trở lên.
Thứ hai là đối với người lao động:
Phạt tiền từ 15 – 25 triệu đồng đối với lao động nước ngoài có một trong các hành vi:
- Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
- Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
Ngoài ra, lao động nước ngoài còn bị trục xuất khỏi Việt Nam.
-
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động 2012;
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.
Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.
Trân trọng.