Việt Nam đang là một quốc gia đang từng bước đi vào nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do vậy việc bảo hộ nhãn hiệu, nhất là bảo hộ nhãn hộ nổi tiếng là một bước quan trọng trong quá trình hội nhập. Hơn nữa Việt Nam còn là một thành viên của công ước Paris 1883 cho nên sẽ trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Và vì vậy nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhãn hiệu sẽ càng gần hơn bao giờ hết. Chúng ta cần phải có những động thái hiệu quả hơn để tạo độ tin cậy và an tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian qua, các vụ tranh chấp, vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là về nhãn hiệu xảy ra ngày càng nhiều và khó kiểm soát. Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu cũng vì thế mà đóng một vai trò cơ bản và quan trọng trong nền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Khái quát chung

  • Theo quy định tại khoản 16 điều 4 luật SHTT 2009 thì “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Cho nên, theo khái niệm này, thì nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, sản phẩm của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Để phân biệt được các hàng hóa dịch vụ giúp người mua dễ nhận biết thì theo quy định tại khoản 1 điều 74 luật SHTT 2009 thì “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Ở đây, hai yếu tố là khả năng dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc khoản 2 điều này thì có thể là một nhãn hiệu được bảo hộ. Trong đó, khoản 2 điều 74 luật SHTT 2009 quy định một số trường hợp được coi là không có khả năng phân biệt.
  • Ngoài ra, khoản 20 điều 4 luật SHTT 2009 quy định “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam“.

So sánh cơ chế bảo hộ nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng

  • Giống nhau
    • Đều phải đáp ứng các điều kiện về nhãn hiệu.
    • Đều là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
    • Có thời hạn bảo hộ là 10 năm, thời hạn bảo hộ không giời hạn.
    • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, kể cả hình ba chiếu hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  • Khác nhau
Tiêu chí Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu thông thường Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Khái niệm Khoản 16 điều 4 Luật SHTT 2009 quy định “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Khoản 20 điều 4 Luật SHTT 2009 quy định “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Tính chất Không cần trải qua quá trình Phải trải qua quá trình là một nhãn hiệu thông thường rồi mới trở thành nhãn hiệu nổi tiếng
Căn cứ xác lập quyền (điểm a khoản 3 điều 6 Luật SHTT) Phải đăng ký Trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu không cần phải đăng ký
Thời hạn bảo hộ Khoản 6 điều 93 Luật SHTT 2009 quy định thì thời hạn bảo hộ là mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Tuy nhiên, văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt trong trường hợp chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu Thời hạn kéo dài đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 75 Luật SHTT 2009
Cơ chế bảo hộ trong việc đăng ký Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn Điểm I khoản 2 điều 74 Luật SHTT quy định “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng
Cơ chế bảo hộ trong việc bảo hộ hành vi xâm phạm Cơ chế bảo hộ trong việc bảo hộ hành vi xâm phạm cho sản phẩm trùng hoặc tương tự không được cho sản phẩm khác loại Điểm d khoản 1 điều 129 Luật SHTT quy định “sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng

Để cập nhật thêm những thông tin nổi bật và hữu ích, vui lòng truy cập website của chúng tôi tại Luatdongduong.com.vn hoặc Hotline Tư vấn: 1900.966.993

Chuyên viên,

Đỗ Trọng Đạt