Tình hình Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của người lao động cũng như doanh nghiệp. Vậy, khi người lao động bị cách ly thì có được hưởng lương hay chế độ bảo hiểm không?

Để trả lời câu hỏi này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

  1. Chế độ tiền lương của người lao động khi cách ly do dịch Covid-19

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012 thì:

Người sử dụng lao động được phép cho người lao động ngừng việc nhưng với điều kiện phải trả lương khi:

“Vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm… thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng”.

Mà theo Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì:

Mức lương tối thiểu theo từng vùng hiện nay như sau:

  • Vùng I: Mức 4.420.000 đồng/tháng;
  • Vùng II: Mức 3.920.000 đồng/tháng;
  • Vùng III: Mức 3.430.000 đồng/tháng;
  • Vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/tháng.

Như vậy, trong trường hợp người lao động đang làm việc bình thường mà phải ngừng việc do cách ly vì dịch bệnh thì sẽ được nhận lương ngừng việc.

Mức lương ngừng việc này do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Đặc biệt, theo khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động năm 2012 thì:

Nếu nghỉ làm vì cách ly mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí là gây thiệt hại thì người lao động cũng không phải bồi thường.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  1. Chế độ bảo hiểm của người lao động bị cách ly vì Covid-19

Tại Công văn 422/BHXH-CSXH ngày 13/02/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với những người bị cách ly y tế được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian cách ly.

Theo đó, nếu đề xuất này được thông qua thì chế độ cách ly dịch COVID-19 cũng giống chế độ ốm đau. Cụ thể như sau:

Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Người lao động sẽ được nghỉ chế độ ốm đau:

  • 30 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
  • 40 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
  • 60 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên mà làm việc trong điều kiện bình thường.

Với những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại thì được nghỉ thêm 10 ngày/năm.

Mức hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng và bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Nếu nghỉ theo ngày thì mức trợ cấp ốm đau một ngày bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm đảm bảo người lao động ổn định cuộc sống.

Trên đây là bài viết “Quyền của người lao động khi bị cách ly do dịch COVID-19”.

Để biết thêm thông tin pháp luật vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.