Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người.
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc tiếng ồn là:
- Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hàn
- Xác định ảnh hưởng của các nguồn gây tiếng ồn riêng biệt hay nhóm các nguồn gây tiếng ồn;
- Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát tiếng ồn;
- Đánh giá diễn biến ô nhiễm ồn theo thời gian và không gian;
- Cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn;
- Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương.
Theo khoản 2 điều 5 Thông tư số 24/2017/TT-BTNVMT quy định về “Thông số quan trắc tiếng ồn, bao gồm: mức âm tương đương (Leq), mức âm tương đương cực đại (Lmax) và cường độ dòng xe (đối với tiếng ồn giao thông đường bộ)“.
Về tần suất và thời gian quan trắc tiếng ồn được quy định tại khoản 2 điều 6 Thông tứ 24/2017, theo đó:
“a) Tần suất quan trắc tiếng ồn: tối thiểu là 04 lần/năm, 03 tháng/lần;
b) Thời gian quan trắc tiếng ồn
b.1) Khoảng thời gian đo liên tục của mỗi phép đo là 10 phút, trong vòng 01 giờ tiến hành tối thiểu 03 phép đo, sau đó lấy giá trị trung bình của 03 phép đo. Kết quả thu được coi như giá trị trung bình của giờ đo đó;
- Các phép đo chính xác phải tiến hành trong trường âm tự do, không có sóng phản xạ với mức ồn nền rất thấp.
- Trong âm học thường dùng các phòng âm phòng có bề mặt gần như hoàn toàn hút âm để xác định đặc tính của các nguồn ồn nhỏ (chẳng hạn xác định bức xạ của các loa). Tuy nhiên do phần lớn các phép đo âm học được thực hiện tại hiện trường, khi đó chúng ta được các kết quả đo gần đúng và phải tuân theo một số quy định chuẩn.
- Kết quả đo của may do tieng on cũng cần phải hiệu chỉnh theo mức ồn nền, nếu mức ồn đo vượt mức ồn nền dưới 10 dB.
- Khi chênh lệch của chúng từ 6 đến 9 dB, mức đo phải giảm 1 dB.
- Khi chênh lệch 4 đến 5 dB mức đo phải giảm 2 dB
- Nếu chênh lệch dưới 4 dB hoặc mức ồn nền dao động quá lớn theo thời gian thì phép đo không còn chính xác và nên huỷ bỏ.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Các phương pháp đo tiếng ồn
Âm thanh là một sóng âm thanh cơ học có áp lực có cả biên độ (độ lớn) và tần số (độ cao). Các biện pháp phổ biến của âm thanh là:
- Decible (dB) Độ dốc
- Hertz (Hz) Pitch
Các công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo tiếng ồn (công nghiệp) là đồng hồ đo mức âm thanh (SLM), máy đo mức âm thanh tích hợp (ISLM)và máy đo tiếng ồn
Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Thông tư số 24/2017, theo đó:
“a) Phương pháp quan trắc tiếng ồn: tuân theo TCVN 7878 – Âm học – Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2 phần TCVN 7878-1:2008 và TCVN 7878-2:2010;
b) Đối với tiếng ồn giao thông đường bộ, ngoài việc đo tiếng ồn thì phải xác định cường độ dòng xe (số xe/giờ) bằng phương pháp đếm thủ công hoặc thiết bị tự động. Phải tiến hành phân loại các loại xe trong dòng xe khi xác định cường độ dòng xe, gồm:
- b.1) Mô tô, xe máy;
- b.2) Ô tô con;
- b.3) Xe tải hạng nhẹ và xe khách;
- b.4) Xe tải hạng nặng và xe buýt“
Các điểm cần lưu ý
- Khi thực hiện các phép đo ngoài trời phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu. Các phép đo phải thực hiện cách cấu trúc phản xạ âm ít nhất 3,5 mét không kể mặt đất. Khi không có quy định khác thì độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất.
- Các phép đo ngoài trời gần các nhà cao tầng: các phép đo này được thực hiện ở các vị trí mà tiếng ồn đối với nhà cao tầng cần được quan tâm. Nếu không có chỉ định gì khác thì vị trí các phép đo tốt nhất là cách tòa nhà 1-2 mét và cách mặt đất từ 1,2-1,5 mét.
- Các phép đo trong nhà:
- Các phép đo này thực hiện bên trong hàng rào, mà ở đó tiếng ồn được quan tâm. Nếu không có chỉ định khác, các vị trí đo cách các tường hoặc bề mặt phản xạ khác ít nhất 1 mét, cách mặt sàn từ 1,2-1,5 mét và cách các cửa sổ khoảng 1,5 mét; cách nguồn gây ồn khoảng 7,5 mét;
- Khi đo tiếng ồn tại nơi làm việc do các máy công nghiệp gây ra phải đo tiếng ồn theo tần số ở dải 1:1 ôcta (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3985:1999).
Để cập nhật thêm những thông tin nổi bật và hữu ích, vui lòng truy cập website của chúng tôi tại Luatdongduong.com.vn hoặc Hotline Tư vấn: 1900.966.993
Chuyên viên,
Đỗ Trọng Đạt