Về nguyên tắc, nếu thuộc hàng thừa kế thì được hưởng di sản. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì vẫn có trường hợp bị truất quyền thừa kế. Vậy, khi nào bị truất quyền thừa kế?

  1. Bị truất quyền thừa kế khi nào?

Theo Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) thì:

“Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

…”

Từ quy định trên có thể hiểu:

Truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản thừa kế không để lại phần tài sản của mình cho người nào đó. Ý chí này được ghi vào di chúc hợp pháp.

Khi đó, người bị truất quyền thừa kế không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.

Khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự có quy định:

“Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Như vậy, chỉ có một trường hợp duy nhất bị truất quyền thừa kế là do ý chí của người để lại di chúc.

Đây là một trong những quyền của người để lại di sản thừa kế.

Lưu ý:

  • Người bị truất quyền hưởng di sản thùa kế được hưởng nếu di chúc không có hiệu lực pháp luật.
  • Người không có quyền hưởng di sản thừa kế vẫn được hưởng nếu người để lại di sản biết những hành vi theo Điều 620 BLDS của người đó mà vẫn để lại cho họ.
  1. Các trường hợp bị truất quyền mà vẫn được hưởng thừa kế

 

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Theo nguyên tắc, khi bị truất quyền hưởng thừa kế thì người đó sẽ không được hưởng di sản thừa kế.

Tuy nhiên, có một số trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 644 BLDS:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Đối với các trường hợp này thì được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Họ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất nếu thuộc trường hợp:

  • Không được người lập di chúc cho hưởng di sản;
  • Chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất.

Lưu ý:

Các đối tượng này không bao gồm người từ chối nhận di sản, người không có quyền hưởng di sản quy định tại Điều 620, 621 BLDS.

Kết luận:

Theo quy định hiện hành, chỉ có một trường hợp bị truất quyền thừa kế là theo ý chí của người để lại di chúc.

Do đó, khi chia di sản thừa kế theo di chúc cần chú ý đến trường hợp người bị truất quyền thừa kế.

Phải phân biệt được người bị truất thừa kế và người không được hưởng di sản thừa kế để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trên đây là bài viết về “Quy định của pháp luật về truất quyền hưởng thừa kế”.

Để biết thêm thông tin pháp luật vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Trân trọng.