Đối với những hành vi phạm tội từ 2 người trở lên thì được gọi là đồng phạm. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định như thế nào về đồng phạm?
Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng tham khảom bài viết dưới đây:
-
Khái niệm đồng phạm
Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có thể thực hiện một mình nhưng cũng có thể do nhiều người cùng thực hiện.
Do đó, đối với trường hợp có nhiều người cùng thực hiện hành vi phạm tội được sác định là đồng phạm.
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS) có quy định:
“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, những hành vi đó thuộc bộ luật hình sự”.
Như vậy, khi có 2 người trở lên cùng thực hiện hành vi phạm tội thì là đồng phạm. Việc xử lý hình sự đối với đồng phạm còn tùy thuộc vào mức độ, tính chất nguy hiểm do tội đó gây ra.
-
Căn cứ xác định đồng phạm trong vụ án hình sự
Thứ nhất: căn cứ khách quan của đồng phạm:
- Chủ thể là đồng phạm: phải đủ độ tuổi cấu thành tội phạm và đủ năng lực cấu thành nên tội.
- Hành vi phạm tội:
+ Phải đồng thời phạm tội liên quan đến nhau.
+ Hành vi của các đồng phạm liên kết với nhau trong cùng một vụ án hình sự.
+ Hành vi của các đồng phạm phải hướng tới cùng một vụ án và cùng gây lên tác hại đối với người bị hại.
- Hậu quả: đều do tất cả các đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi đồng phạm trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung.
Thứ hai: căn cứ chủ quan của tội phạm:
- Lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội:
+ Đồng phạm đều biết hành vi của mình và người cùng thực hiện gây ra nguy hiểm cho xã hội.
+ Các đồng phạm cùng mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
- Mục đích phạm tội của đồng phạm:
+ Mục đích của đồng phạm là dấu hiệu bắt buộc.
+ Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đã đặt ra phải đạt được khi thực hiện một tội phạm.
-
Các loại đồng phạm
Theo khoản 3 Điều 17 BLHS thì đồng phạm gồm các loại sau:
- Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức: là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Trên đây là những quy định của pháp luật cơ bản nhất về “Đồng phạm”.
Để biết thêm thông tin pháp luật vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc gọi tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.