Phiếu lý lịch tư pháp là một trong những giấy tờ quan trọng. Do đó, khi tìm hiểu về phiếu lý lịch tư pháp cần biết những vấn đề gì?

Để giải đáp thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

  1. Khái niệm phiếu lý lịch tư pháp:

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009:

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân:

  • Có hay không có án tích;
  • Bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp được dùng khi:

  • Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không
  • Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng.
  • Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.
  • Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…
  1. Các loại phiếu lý lịch tư pháp:

Phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại, gồm:

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là phiếu lý lịch cấp theo yêu cầu của:

+ Công dân Việt Nam;

+ Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam;

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là phiếu lý lịch:

+ Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng;

+ Cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  1. Cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp:

Có hai cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:

  • Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho các trường hợp sau:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

  • Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp các trường hợp sau:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

  1. Người có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam đối với lý lịch tư pháp của mình.
  • Cơ quan tiến hành tố tụng: nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
  • Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội: nhằm phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
  1. Thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp:

Hiện nay, Luật Lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành không quy định về thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp.

Tuy nhiên, tùy theo tính chất, lĩnh vực quản lý mà thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp được quy định khác nhau.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Phiếu lý lịch tư pháp và những điều cần biết hiện nay”.

Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.