Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp cố tình không ký hợp đồng lao động với người lao động. Vậy, trong trường hợp đó, người lao động phải làm gì?
-
Doanh nghiệp có buộc phải ký hợp đồng lao động không?
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong quan hệ lao động về:
- Việc làm có trả lương;
- Điều kiện làm việc;
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Do đó, trước khi nhận NLĐ vào làm việc, NSDLĐ và NLĐ phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản. Riêng công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
- Doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ 03 tháng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 01 – 20 triệu đồng.
- Mức xử phạt này còn tùy thuộc vào số lượng người lao động.
Như vậy, đối với những công việc trên 03 tháng thì phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản.
-
Doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, người lao động bị thiệt:
Theo Luật Lao động 2012, các quyền lợi của NLĐ sẽ không được bảo đảm khi các doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Đặc biệt, doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng bất kỳ lúc nào. Việc chấm dứt hợp đồng lao động này không cần căn cứ vào Điều 38 Luật Lao động 2012.
Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động.
Do đó, nếu như doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, đương nhiên NLĐ sẽ:
- Không được đóng bảo hiểm xã hội;
- Không được hưởng các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất…
-
Người lao động cần phải làm gì khi doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động:
Khi gặp trường hợp này thì:
- Trước tiên, NLĐ có thể yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
- Nếu doanh nghiệp vẫn không thực hiện ký hợp đồng, NLĐ có quyền khiếu nại.
+ Việc khiếu nại này do Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở giải quyết.
+ Điều này được quy định cụ thể tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
+ Việc khiếu nại được thực hiện theo các hình thức như: Gửi đơn khiếu nại và khiếu nại trực tiếp.
+ Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày NLĐ biết được hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
-
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2012;
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP;
- Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.
Để có thêm thông tin về các quy định có liên quan, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.