Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính

2- Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính

3. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Tuy nhiên, luật cũng quy định rõ một số trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không phải lập biên bản, bao gồm những trường hợp như sau:

Thứ nhất: “Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Thứ hai: “Điều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính: Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết,….nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến.

Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”

Điều 63 xác định rõ đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính không cần lập biên bản là đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển sang đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật. Các trường hợp này, việc ra quyết định xử phạt không căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính mà căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến.