Xóa án tích là một quy định xuất phát từ chính sách nhân đạo của Việt Nam đối với người phạm tội. Vậy, những trường hợp nào được xóa án tích? Thủ tục để được xóa án tích là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS) thì xóa án tích được quy định cụ thể như sau:
-
Trường hợp không bị coi là có án tích:
Khoản 2 Điều 69 BLHS quy định:
Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
Như vậy, BLHS coi các trường hợp sau đây là trường hợp đã bị kết án nhưng không bị coi là có án tích:
- Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng.
- Người được miễn hình phạt.
Xét về lý thuyết, người đã bị kết án thì phải mang án tích.
Do vậy, việc đã bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc được miễn hình phạt đều gây án tích cho người bị kết án.
Tuy nhiên, theo Điều 69 BLHS, họ được xóa án tích ngay nên không bị coi là có án tích.
Như vậy, có thể gọi trường hợp này là được xóa án tích ngay sau khi tuyên án kết tội.
-
Vi phạm đương nhiên được xóa án tích:
Điều 70 BLHS quy định:
- Đương nhiên xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không các tội qu định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật hình sự.
- Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án đã qua các thời hạn sau đây:
+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo.
+ 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm.
+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm.
+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Lưu ý:
- Thời điểm bắt đầu của các thời hạn nói trên là từ khi người bị kết án đã chấp hành xong bản án. Tức là:
+ Chấp hành các hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Hết thời gian thử thách của án treo, các quyết định khác của Tòa án như chấp hành các biện pháp tư pháp, đóng án phí.
-
Thủ tục để xóa án tích:
Theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì:
Thủ tục để được xóa án tích được quy định như sau:
- Với trường hợp đương nhiên xóa án tích thì thời hạn tiếp nhận và cấp phiếu lý lịch tư pháp không có án tích là 05 ngày
- Với các trường hợp còn lại do Tòa án quyết định.
Theo đó, người bị kết án phải gửi đơn yêu cầu xóa án tích. Trong đơn yêu cầu đó có nhận xét của chính quyền địa phương hoặc nơi làm việc, học tập.
sau khi nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án cấp sơ thẩm phải ra một trong 2 quyết định sau:
+ Quyết định xóa án tích;
+ Quyết định bác đơn xin xóa án tích.
Trong trường hợp người bị Tòa án:
- Bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích;
- Bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.
Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993.
Trân trọng.