Những rủi ro khi vay vốn bằng biện pháp bảo đảm tín chấp
Để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thì đã có nhiều tổ chức hỗ trợ tài chính mà không cần tài sản thế chấp để bảo đảm khoản vay. Vay vốn với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là tín chấp là hình thức cho vay của ngân hàng hoặc một số công ty hỗ trợ tài chính khi người vay chỉ cần có các giấy tờ cá nhân và một số giấy tờ khác mà không cần có tài sản bảo đảm. Việc cho vay tiền với thủ tục nhanh gọn, không cần có tài sản bảo đảm nên rất nhiều người lựa chọn hình thức vay này thay vì các hình thức vay vốn khác. Với việc giải quyết thủ tục vay vốn nhanh, giải ngân sau 24h-48h sau khi hoàn tất thủ tục sẽ có những rủi ro nào cho người dân.
Cho vay bằng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là tín chấp là sản phẩm hỗ trợ vay vốn không cần tài sản đảm bảo, không cần bảo lãnh của người thân. Người vay vốn chỉ cần chứng minh được mục đích sử dụng vốn hợp pháp, đủ điều kiện tài chính để trả nợ đúng hạn và không có nợ xấu sẽ được tổ chức tín dụng cho vay với hạn mức lớn và lãi suất hấp dẫn. Đây là một trong những biện pháp bảo đảm để vay vốn được pháp luật dân sự cho phép thực hiện theo khoản 8 Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015.
Những rủi ro khi vay vốn có biện pháp bảo đảm bằng tín chấp:
Thứ nhất, Rủi ro từ lãi suất vay
Khi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn không có tài sản bảo đảm thì khi cho vay ngân hàng sẽ tính lãi suất cao hơn so với những khoản vay khác.
Nếu như khách hàng không xem xét kỹ về tính kinh tế và các kế hoạch thanh toán cho ngân hàng khoản vay thì việc lãi suất vượt dự toán kinh tế rất nhiều. Vì với những khoản vay có phương thức bảo đảm bằng tín chấp ngân hàng sẽ dựa chủ yếu vào khách hàng và lãi suất khoản vay để bù đắp cho những khách hàng có nợ xấu không thanh toán được. Hoặc khi thanh toán khoản vay theo định kỳ thì phần lãi suất cũng được bù vào cho số tiền vay còn lại chưa thanh toán.
Ngân hàng cho vay với lãi suất vay khác nhau đối với các khách hàng khác nhau: Nếu như khách hàng có thu nhập cao để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, lịch sử tín dụng tốt sẽ được cho vay với mức lãi suất thấp hơn. Còn với khách hàng không thể chứng minh được thu nhập thì nên hạn chế vay vốn theo hình thức này bởi mức lãi suất cho vay rất cao, áp lực trả nợ rất lớn. Việc áp dụng chính sách vay vốn khác nhau giữa các khách hàng không đảm bảo sự công bằng cho khách hàng.
Thứ hai, Rủi ro từ những ràng buộc pháp lý
Theo quy định tại Điều 345 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
Dù là vay với phương thức bảo đảm nào thì các yêu cầu tuân thủ pháp luật phải được tuân theo đầy đủ là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên.
Trong trường hợp khách hàng chưa kịp thanh toán khoản vay trong thời hạn quy định thì sẽ trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của luật pháp khi bên cho vay làm hồ sơ kiện người vay ra tòa. Vướng vào pháp lý sẽ làm cho nhân thân của người vay sẽ bị xấu hơn.
Hơn nữa, khi khách hàng không trả tiền đúng hẹn như đã cam kết trong hợp đồng vay vốn sẽ bị đánh giá là nợ xấu. Khi đã có nợ xấu, khách hàng sẽ không còn cơ hội vay tiền tại ngân hàng, công ty tài chính… vào những lần tiếp theo.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Những rủi ro khác do các nguyên nhân khách quan:
- Hợp đồng tín dụng thường có nhiều thuật ngữ khó hiểu nên nhiều khách hàng chỉ đọc lướt qua, không hiểu hết nội dung liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của mình.
- Các trường hợp rủi ro khác như khách hàng bị mất tích, tử vong, tai nạn, mất khả năng chi trả… Vì vậy, các tổ chức cho vay thường khuyến khích khách hàng mua thêm bảo hiểm tiền vay để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người thân nếu chẳng may rơi vào tình huống đó.
- Khách hàng bị lừa đảo khi nhận lời đứng tên ký thay hợp đồng vay tín chấp thay cho bạn bè, người thân hoặc vì những lợi ích trước mắt mà phải trả nợ thay.
- Khách hàng có nhu cầu vay gấp được các cá nhân tiếp cận trực tiếp, giả danh nhân viên từ các ngân hàng hoặc các công ty tài chính ký hợp đồng cho vay với lãi suất vay cao và nhiều khoản phụ phí…
Dù có rất cần vốn để kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng nhưng khi sử dụng vay vốn ngân hàng có phương thức bảo đảm khoản vay như thế nào thì người vay cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét tính hợp lý, hợp pháp của khoản vay. Khi xem xét kỹ lưỡng chúng ta sẽ giảm thiểu được những rủi ro không đáng có và có hướng thanh toán tốt việc vay vốn có thể là cơ hội để phát triển nếu biết sử dụng vốn vay.
Trên Website luatdongduong.com.vn luôn cập nhật những thông tin pháp luật nổi bật và hữu ích cho các độc giả! Quý độc giả liên hệ hotline tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn và hỗ trợ.
Chuyên viên
Nguyễn Thanh Hà