Ngày nay, đối với bất kì một đất nước nào thì yếu tố về Tài chính – Tiền tệ luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy mà sự vận hành và hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng sẽ góp phần thúc đẩy quả trình phát triển mạnh mẽ nguồn lực tài chính của quốc gia, khẳng định vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế. Việt Nam ta là một đất nước đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, do vậy mà hoạt động bảo lãnh ngân hàng – một trong những nghiệp vụ chính của không thể thiếu của ngân hàng cũng như góp phần thúc đẩy quá trình phát triển mạnh mẽ của đất nước.

Khoản 1 điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN về Bảo lãnh ngân hàng có quy định “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh“.

Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh Ngân hàng

  • Bên bảo lãnh: là tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động thanh toán quốc tế, được thực hiện các loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
  • Bên được bảo lãnh: là khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh (là các tổ chức và cá nhân trong và nước ngoài)
  • Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

Trình tự, thủ tục Bảo lãnh ngân hàng

  • Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu…Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh Ngân hàng
  • Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng. Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:
    • Giấy đề nghị bảo lãnh
    • Hồ sơ pháp lý
    • Hồ sơ mục đích
    • Hồ sơ tài chính kinh doanh
    • Hồ sơ tài sản bảo đảm
  • Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của khách hàng xin bảo lãnh. Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.
  • Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ..
  • Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.
  • Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí). Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lịch sử nợ quá hạn của bên được bảo lãnh. Ngân hàng áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản bảo đảm, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

Phí Bảo lãnh Ngân hàng

Phí bảo lãnh = (Giá trị bảo lãnh + Mức phí bảo lãnh + Thời gian bảo lãnh)/360

Lưu ý:

  • Khách hàng tham gia bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng. Mức phí do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trong trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng được thu mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.
  • Khách hàng nếu chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng đó đang thực hiện đối với số phí trả chậm của các loại bảo lãnh khác, kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Những điểm cần lưu ý về Bảo lãnh Ngân hàng

Không được chủ quan: chứng thư bảo lãnh thanh toán từ ngân hàng có giá trị đảm bảo rất lớn là nhiều doanh nghiệp thường tin tưởng một cách chủ quan và dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh. Khi nhận được thư bảo lãnh không được tin ngay mà cần kiểm tra chéo: xác định thư bảo lãnh không phải giả và người ký có đủ thẩm quyền.

Làm việc trực tiếp với ngân hàng: doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng để nắm tình hình thực tế, nhất là hiện trạng của người ký hợp đồng thư bảo lãnh.

Rõ ràng trong thời hạn bảo lãnh: nhiều tranh chấp xảy ra khi thời hạn bảo lãnh trong hợp đồng không được thể hiện minh bạch. Tranh chấp xảy ra khi doanh nghiệp và ngân hàng có sự bất đồng trong việc tính ngày, ví dụ như doanh nghiệp tính ngày làm việc còn ngân hàng lại tính cả ngày nghỉ. Do đó khi nhân bảo lãnh cần đưa số ngày đến hạn cụ thể vào chứng thư để tránh những xung đột không đáng có.

Để cập nhật thêm những thông tin nổi bật và hữu ích, vui lòng truy cập website của chúng tôi tại Luatdongduong.com.vn hoặc Hotline Tư vấn: 1900.966.993

Chuyên viên,

Đỗ Trọng Đạt