Câu hỏi:

Trên đường đi làm về, em trai tôi đã nhặt được 1 cái ví có tổng số tiền là 7 triệu đồng và đã không trả lại.

Vậy, xin Luật sư cho biết em trai tôi phạm tội gì khi người đánh rơi ví biết và báo công an?

Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến I&J. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm pháp lý như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, hành vi không trả lại người bị đánh rơi có dấu hiệu của tội tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

  1. Công khai chiếm đoạt tài sản là gì?

Công nhiên chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu, người có trách nhiệm quản lý tài sản.

Hành vi công khai lấy tài sản này thưc hiện mà không dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.

Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ:

  • Người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình;
  • Trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay người lấy tài sản của mình (biết mà không thể giữ được).
  1. Hình phạt đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau:

Khung hình phạt thứ nhất – khung hình phạt cơ bản:

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

“1- Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong

các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

(a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

(b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

(c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

(d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”.

Khung hình phạt tăng nặng:

Thứ nhất, bị phạt tù từ 2 -7 năm tù nếu:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

Thứ hai, bị phạt tù từ 7 -15 năm nếu:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Thứ ba, bị phạt tù từ 12 – 20 năm nếu:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Kết luận:

Như đã phân tích ở trên, em trai bạn đã phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172 BLHS.

Với tổng tài sản là số tiền mặt trị giá 7 triệu đồng thì em trai của bạn có thể bị phạt tù tối đa là 3 năm. Ngoài ra, em trai của bạn còn có thể bị phạt tiền tới 100 triệu đồng.

Trên đây là bài viết tư vấn của I&J gửi đến bạn. Bài viết này chỉ có tính chất tham khảo. Bởi tại thời điểm bạn đọc có thể các văn bản pháp luật trên đã hết hiệu lực.

Do đó, để biết thêm thông tin pháp luật Hình sự, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Trân trọng.