Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận là thu hồi nhà, đất là tài sản công. Vậy những trường hợp nhà, đất công nào sẽ bị thu hồi?

  1. Các trường hợp nhà, đất là tài sản công bị thu hồi:

Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2017/NĐ-CP đã có quy định về các trường hợp nhà, đất bị áp dụng biện pháp thu hồi. Cụ thể gồm:

  • Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
  • Sử dụng nhà, đất không đúng quy định mà phần diện tích sử dụng không đúng quy định có thể tách thành cơ sở độc lập;
  • Nhà, đất là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp cũ sau khi đã được giao hoặc được đầu tư xây dựng tại địa điểm mới mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng nhà, đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định;
  • Nhà, đất đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng:

+ Không còn nhu cầu sử dụng;

+ Việc sử dụng, khai thác không hiệu quả;

+ Giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;

  • Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  1. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi nhà, đất là tài sản công:

Trong thời hạn 30 ngày, cơ quan, người có thẩm quyền phải phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.

Cũng theo Điều 9 Nghị định 167/2017/NĐ-CP, thẩm quyền ra quyết định thu hồi nhà, đất công cụ thể như sau:

  • Bộ trưởng Bộ Tài chính: nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý.
  • UBND cấp tỉnh: nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý.
  1. Trình tự thu hồi nhà, đất công:

Trình tự, thủ tục thu hồi nhà, đất là tài sản công được thực hiện khác nhau giữa các trường hợp thu hồi.

Đối với trường hợp tự nguyện trả lại nhà, đất:

  • Chủ thể đang quản lý, sử dụng nhà đất nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, đề nghị thu hồi tài sản công.
  • Sau khi có quyết định thu hồi, chủ thể quản lý:

+ Phải bàn giao đầy đủ tài sản;

+ Phải bàn giao các giấy tờ có liên quan cho cơ quan có thẩm quyền.

Đối với những trường hợp còn lại:

  • Phải có văn bản kiến nghị và chuyển hồ sơ (nếu có) đến cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản. Cơ quan có thẩm quyền kiến nghị và chuyển hồ sơ là:

+ Cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính;

+ Các cơ quan quản lý nhà nước khác.

  • Khi nhận được kiến nghị và hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải:

+ Tiến hành kiểm tra, xác minh;

+ Ra quyết định thu hồi nếu thuộc trường hợp phải thu hồi.

Lưu ý:

Trình tự, thủ tục thu hồi đối với nhà, đất là tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.

Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.