Gần đây, có một vài thông tin cho rằng các giao dịch dân sự của những người trên 65 tuổi, 70 tuổi tại các ngân hàng sẽ bị coi là vô hiệu vì không đáp ứng được điều kiện chủ thể ký kết.
Cụ thể, các giao dịch này là thế chấp nhà, đất – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hay các giao dịch vay tiền tại ngân hàng.
Chúng tôi nhận định các ý kiến trên như sau:
Về mặt pháp lý, giao dịch dân sự theo quy định của BLDS 2015 là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Và để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì giao dịch đó phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết như:
” a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
……Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Từ quy định nêu trên, việc xác định tuổi của chủ thể giao kết hợp đồng để nhận định tính pháp lý cho hợp đồng, giao dịch đã thực hiện có hiệu lực hay không có hiệu lực là không khách quan.
Do vậy, mặc dù chủ thể ký kết hợp đồng có thể 65 tuổi, hay 70 tuổi, 80 tuổi nhưng họ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tự nguyện thì tất cả các hợp đồng, giao dịch mà họ xác lập đều hợp pháp.
Về thực tế, cũng có một số ngân hàng cho rằng, việc cho vay, hay thực hiện các giao dịch dân sự về “tiền” đối với các đối tượng trên có thể rủi ro cao, do vậy nội bộ doanh nghiệp có thể quy định hạn chế các đối tượng trong giao kết hợp đồng.
Mọi ý kiến, thông tin tư vấn pháp luật, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900.966.993 để được tư vấn miễn phí.