Hiện nay, do tình hình dịch bệnh kéo dài nên tình trạng chậm lương xuất hiện ở nhiều doanh nghiệp. Vậy khi doanh nghiệp chậm trả lương, người lao động phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?

  1. Quy định của pháp luật về việc trả lương cho người lao động:

Kỳ hạn trả lương là thời gian trả lương ghi trong hợp đồng lao động hoặc trong quy chế tiền lương mà hai bên đã ký kết với nhau.

Theo Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 thì:

Nguyên tắc hàng đầu trong trả lương là: Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.

Nguyên tắc này được nhấn mạnh tại Điều 24 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể, Nghị định này cũng chỉ rõ:

  • Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần;
  • Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.

Bên cạnh đó, Điều 24 Nghị định này cũng có quy định về các trường hợp doanh nghiệp được chậm lương. Cụ thể như sau:

  • Do thiên tai;
  • Do hỏa hoạn;
  • Các lý do bất khả kháng khác.

Lưu ý:

Thời gian quy định thanh toán lương trong các trường hợp này không được chậm quá 1 tháng.

  1. Nợ lương người lao động, doanh nghiệp phải trả thêm tiền lãi:

Doanh nghiệp có thể nợ lương nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 24 Nghị định trên. Tuy nhiên, không được trả chậm quá 01 tháng.

Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì công ty không phải trả thêm tiền cho người lao động.

Nếu thời gian trả lượng chậm từ 15 ngày trở lên thì công ty phải trả thêm một khoản tiền cho người lao động.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Khoản tiền trả thêm này ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng theo quy định.

Ngoài ra, theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP, công ty chậm trả lương còn có thể bị xử phạt hành chính. Mức phạt tiền dao động từ 05 triệu đồng – 50 triệu đồng, tùy số lượng người lao động bị trả chậm lương.

  1. Chậm trả lương, người lao động phải làm gì?

Doanh nghiệp có thể chậm trả lương. Tuy nhiên, nếu thời gian kéo dài quá lâu mà không được giải quyết ổn thỏa, công nhân cần:

  • Xác định thời điểm doanh nghiệp nợ lương;
  • Làm đơn khiếu nại trực tiếp lên ban giám đốc công ty và yêu cầu thanh toán lương;
  • Nếu không có kết quả thì:

+ Gửi yêu cầu lên Phòng Lao Động- Thương binh và Xã Hội đơn vị cấp huyện để được hòa giải quyết;

+ Gửi đơn kiện Công ty lên Tòa Án cấp huyện để được giải quyết.

Lưu ý:

+ Nếu việc không có hợp đồng, cần làm đơn khiếu nại để gửi đến cấp lãnh đạo công ty hoặc phòng LĐ-TB & XH cấp huyện.

+ Đi kèm đơn là có giấy tường trình có chữ ký của đồng nghiệp làm việc cùng để chứng minh đã làm việc tại công ty đó.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.

Để tìm hiểu thêm các quy định có liên quan, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.