Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi bạo lực gia đình được hiểu là gì? Mức hình phạt đối với hành vi đó ra sao?

Để trả lời các câu hỏi về vấn đề “Bạo lực gia đình” mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

  1. Về căn cứ pháp lý:

  • Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007;
  • Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS);
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
  1. Hành vi bạo lực gia đình được hiểu như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì hành vi bạo lực gia đình được hiểu như sau:

“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

Tại Điều 2 Luật này cũng đã quy định các hành vi bạo lực gia đình gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

Trong trường hợp này, nạn nhân có thể yêu cầu cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  1. Xử phạt hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình

Hiện nay, tùy thuộc vào hành vi bạo lực gia đình cũng như mức độ của hành vi để áp dụng các quy định về mức phạt hành chính đối với từng hành vi cụ thể.

Mức phạt hành chính khi có hành vi vi phạm về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định chi tiết tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

  • Tại Điều 49: hành vi xâm hại đến sức khỏe thành viên trong gia đình thì mức xử phạt cao nhất là 2.000.000 đồng.
  • Tại Điều 50: hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên trong gia đình thì hình phạt cao nhất được áp dụng là 2.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai nạn nhân.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  1. Truy cứu hình sự đố với hành vi bạo lực gia đình

Trong trường hợp, hành vi bạo lực gia đình có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

  • Đối với tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS):

+ Người nào phạm tội này thì khung hình phạt cơ bản sẽ là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Trong trường hợp thuộc khoản 2, 3, 4, 5, 6 điều này thì có thể bị phạt tù đến 20 năm.

  • Đối với tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS):

Hành vi bạo lực gia đình có đủ căn cứ cấu thành tội hành hạ người khác thì mức hình phạt có thể phải chịu là:

“Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

  • Đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 BLHS):

Người nào phạm tội này thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm, tùy vào mức độ, tính chất nguy hiểm của tội phạm.

Trên đây là bài viết về vấn đề “Bạo lực gia đình”.

Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung.

Vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm quy định liên quan trên website luatdongduong.com.vn. Hoặc gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng!