Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi:
Khi xảy ra oan sai, ai là người được bồi thường thiệt hại? Và mức bồi thường thiệt hại như thế nào?
Xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến I&J. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi đưa ra quan điểm pháp lý như sau:
-
Người được bồi thường thiệt hại:
Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017 quy định:
Những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do người thi hành công vụ gây ra sẽ được Nhà nước bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại:
- Người bị thiệt hại;
- Người thừa kế của người bị thiệt hại nếu người đó chết;
- Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại nếu luật quy định phải có người đại diện.
Các đối tượng trên có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đặc biệt, trong các vụ án hình sự, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai nếu có quyết định người này:
- Không thực hiện hành vi phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm;
- Không có sự việc phạm tội;
- Hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được người đó thực hiện tội phạm.
Ngoài ra, Nhà nước còn phải bồi thường cho cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
-
Mức bồi thường thiệt hại:
Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh và các khoản lãi cùng chi phí khác được quy định trong Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017.
Theo đó, nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại nói chung và trong các vụ án oan sai nói riêng là dựa trên sự thỏa thuận, thương lượng.
Thông thường, đối với các vụ án oan sai, các thiệt hại được bồi thường bao gồm:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm;
- Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết;
- Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm;
- Thiệt hại về tinh thần;
- Các chi phí khác được bồi thường.
Theo đó, nội dung thương lượng việc bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Các loại thiệt hại được bồi thường;
- Số tiền bồi thường;
- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
- Phương thức chi trả tiền bồi thường;
- Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Do vậy, mức bồi thường cụ thể cho các vụ án oan sai không được quy định cụ thể.
Tùy vào từng vụ án với tính chất, mức độ khác nhau để xác định mức bồi thường phù hợp.
Mức bồi thường này vẫn phải đảm bảo được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực và đúng pháp luật.
-
Kết luận:
Như vậy, khi xảy ra oan sai, người được bồi thường thiệt hại là người bị oan sai.
Mức bồi thường thiệt hại này được dựa trên sự thỏa thuận và thương lượng.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi tới bạn.
Bài tư vấn của chúng tôi dựa trên những quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể theo Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017.
Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.