Lưu trú là gì? Quy định pháp luật về lưu trú như thế nào? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, I& đem đến thông tin liên quan đến lưu trú như sau:
-
Khái niệm về lưu trú:
Lưu trú là một thuật ngữ là khá mới. Thuật ngữ “lưu trú” được thay thế cho thuật ngữ “tạm trú vãng lai”.
Sự thay đổi này nhằm phân biệt rõ khái niệm “lưu trú” với khái niệm “cư trú”.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung 2013:
“Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú”.
Trong trường hợp này, cá nhân lưu trú thường xác định rõ:
- Mục đích ở nơi lưu trú;
- Thời gian đến và thời gian rời đi khỏi nơi lưu trú đó.
Quy định này nhằm đơn giản hóa thủ tục đối với việc:
- Quản lý khách vãng lai đi thăm người thân, đi du lịch, chữa bệnh…;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân được bảo đảm quyền và lợi ích của mình.
-
Người có trách nhiệm phải thông báo lưu trú:
Theo quy định tại Điều 31 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 những người có trách nhiệm phải thông báo lưu trú bao gồm:
- Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn,… khi có người đến lưu trú.
- Nếu chủ gia đình, nhà ở tập thể mà đến lưu trú không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú.
Như vậy, những chủ thể trên có trách nhiệm thực hiện việc thông báo lưu trú nhằm thực hiện tốt công tác quản lý dân cư tại địa phương.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
-
Thủ tục thông báo lưu trú:
- Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 35/2014/TT-BCA:
Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm thông báo lưu trú một trong các loại giấy tờ sau:
+ Chứng minh nhân dân;
+ Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng;
+ Giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh có giá trị thay thế;
+ Giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp;
+ Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi.
- Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an cấp xã hoặc địa điểm khác tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương.
- Người có trách nhiệm thông báo lưu trú có thể thực hiện việc thông báo lưu trú trực tiếp hoặc gián tiếp với Công an cấp xã.
- Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013, việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ hàng ngày.
- Thời gian lưu trú tùy thuộc nhu cầu của công dân. Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
-
Căn cứ pháp lý:
- Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013;
- Thông tư 35/2014/TT-BCA.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.
Để có thêm kiến thức pháp luật, mời quý bạn đọc truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.