Pháp nhân thương mại là gì? Khi nào pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự?

Để giải đáp các câu hỏi trên, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

  1. Pháp nhân thương mại:

Điều 75 BLDS 2015 có quy định về pháp nhân thương mại như sau:

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại thực hiện theo Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

  1. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi nào?

Pháp nhân thương mai phải chịu trách nhiệm hình sự khi có các căn cứ sau đây:

a) Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại:

Theo Điều 75 BLHS, có bốn điều kiện bắt buộc để một pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự như sau:

  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.
  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại.
  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.
  • Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS.

Lưu ý: Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

b) Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại:

Theo Điều 76 BLHS, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm sau đây:

  • Tội buôn lậu;
  • Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm;
  • Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi;

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

c) Các hình phạt áp dụng với pháp nhân thương mại:

Các hình phạt áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
  • Cấm huy động vốn.

d) Các biện pháp tư pháp áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
  • Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra;
  • Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại;
  • buộc công khai xin lỗi;
  • Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

e) Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Khoản 3 Điều 82 Bộ luật hình sự 2015 quy định các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

  • Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
  • Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
  • Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.
  • Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.
  1. Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS);
  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS).

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Để có thêm kiến thức pháp luật, mời quý bạn đọc truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Trân trọng.