Khi ly hôn thì quyền và nghĩa vụ của cha và mẹ đối với con chưa thành niên như thế nào?

Khi cuộc sống gia đình không còn mang lại hạnh phúc cho mỗi thành viên, họ sẽ giải thoát cho nhau bằng việc ly hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng. Không ít người thắc mắc rằng đối với con sau khi ly hôn cha và mẹ còn phát sinh quyền và nghĩa vụ nào đối với con nữa hay không?

Sau khi ly hôn thì hai vợ chồng sẽ không còn chung sống với nhau và con sẽ được sống với cha hoặc mẹ theo phán quyết của Tòa án hoặc thỏa thuận của hai vợ chồng. Nghĩa vụ của cha mẹ chỉ phát sinh đối với con là người chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và làm chủ hành vi của mình và không có tài sản riêng để nuôi bản thân. Nghĩa vụ và quyền của cha, của mẹ là như nhau dù là con ở với ai thì vẫn phát sinh các quyền và nghĩa vụ đó.

Theo quy định tại các Điều 81, Điều 82, Điều 83, Điều 84  Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì các nghĩa vụ mà cha, mẹ có trách nhiệm thực hiện đối với con sau khi ly hôn cụ thể là: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

+  Đối với con chưa thành niên hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình thì cha, mẹ có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn sẽ do cha mẹ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, còn người không trực tiếp nuôi phát sinh nghĩa vụ khác như cấp dưỡng để lấy tiền nuôi con, chăm sóc con. Cha và mẹ có quyền giáo dục con, cha mẹ có quyền lựa chọn việc giáo dục con phù hợp với con.

 

   Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.99

+ Đặc biệt, khi con dưới 36 tháng tuổi thì việc nuôi con, chăm sóc con sẽ được ưu tiên mẹ là người trực tiếp nuôi con, vì lúc đó việc chăm sóc của mẹ là phù hợp nhất, các yêu cầu thiết yếu của con chỉ có thể mẹ mới chăm sóc được. Tuy nhiên, trường hợp mà mẹ không có khả năng nuôi, cha có điều kiện nuôi tốt hơn sẽ giao lại cho cha chăm sóc, nuôi dưỡng con.

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Cha hoặc mẹ là người không trực tiếp nuôi con thì phải tôn trọng việc chăm sóc của người còn lại và không được cản trở việc chăm sóc đó, trừ khi người trực tiếp nuôi con nhưng lại bỏ bê không chăm sóc, nuôi nấng con không chăm con như những quyền con được hưởng, giống như bao đứa trẻ khác được hưởng.

– Cha hoặc mẹ có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục con theo đúng điều kiện với các bạn cùng lứa và việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải vì lợi ích của con, việc chăm sóc, nuôi dưỡng với con được bảo đảm, chứ không được vì lợi ích riêng của cha hoặc của mẹ – Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

-Cha, mẹ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với con nhưng đối với một số trường hợp quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha hoặc mẹ sẽ bị hạn chế các quyền đối với con, các quyền bị hạn chế để tốt cho con, tránh những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con.

Như vậy, cha mẹ không còn sống chung với nhau, không còn quan hệ hôn nhân nhưng vẫn luôn tồn tại quan hệ đối với con đẻ của mình hoặc con mình nhận nuôi nên các nghĩa vụ và quyền đối với con vẫn còn.

Trên Website luatdongduong.com.vn luôn cập nhật những thông tin pháp luật nổi bật và hữu ích cho các độc giả! Quý độc giả liên hệ hotline tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn và hỗ trợ.

                                                                                                                                                  Chuyên viên

Nguyễn Thanh Hà