Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu kế toán làm sai quy định thì sẽ bị xử lý như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

  1. Truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS):

Theo Điều 221 Bộ luật Hình sự, kế toán sẽ phải chịu TNHS nếu :

  • Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
  • Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
  • Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
  • Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định;
  • Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.

Hậu quả của hành vi: Người phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng mới phải chịu tội này.  Cụ thể:

  • Gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;
  • Dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
  1. Xử phạt hành chính:

Nếu không đủ những yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 221 Bộ luật Hình sự thì sẽ không bị truy cứu TNHS. Khi đó, kế toán phải chịu trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Cụ thể, theo Điều 4 của Nghị định 105/2013/NĐ-CP phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Cảnh cáo
  • Phạt tiền: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán:

+ Đối với cá nhân là 30 triệu đồng;

+ Đối với tổ chức tối đa là 60 triệu đồng.

  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời hạn trong trong lĩnh vực kiểm toán độc lập:

+ Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với tổ chức kiểm toán đến 12 tháng;

+ Đình chỉ hành nghề kiểm toán đối với kiểm toán viên hành nghề đến 12 tháng;

+ Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên đến 06 tháng;

+ Đình chỉ việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đến 24 tháng;

+ Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đến 24 tháng;

+ Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến 24 tháng.

  1. Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Luật Kế toán 2015;
  • Nghị định 105/2013/NĐ-CP.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.

Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.