Trao sính lễ là một nghi thức quan trọng trước khi diễn ra lễ kết hôn, trường hợp hủy hôn có đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn được không? Để giải quyết vấn đề này hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
- Như thế nào là đòi lại sính lễ hủy hôn?
Hiện nay, có không ít trường hợp hủy bỏ hôn ước mặc dù đã làm lễ ăn hỏi như: Nhà gái đã nhận sính lễ của bên nhà trai nhưng sau đó hủy hôn, không muốn cưới hoặc chính phía nhà trai dù đã trao sính lễ nhưng vì lý do nào đó không còn muốn tổ chức đám cưới. Kéo theo thực trạng đó là tình trạng tranh chấp về đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn. Dù nguyên nhân không tiến hành tổ chức đám cưới xuất phát từ bên nhà trai hay nhà gái thì trong một số ít trường hợp, bên nhà trai muốn đòi lại sính lễ đã trao trước đó.
Như vậy, đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn được hiểu là việc nhà trai đòi lại số lễ vật bao gồm tiền, vàng, lễ vật…. đã trao cho bên nhà gái tại lễ ăn hỏi khi hôn lễ không được tiến hành.
2. Trao sính lễ có phải là hợp đồng tặng cho tài sản không?
Khi trao nhận sính lễ; các bên không nói là việc trao nhận sính lễ là hợp đồng tặng cho nhưng về mặt pháp lý thì nó là vậy .Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho; mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Hợp đồng tặng cho tài sản về bản chất là hành vi pháp lí đơn phương của bên tặng cho tài sản.Hợp đồng tặng cho tài sản chỉ phát sinh hiệu lực khi bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản. Khi bên tặng cho chuyển giao tài sản; quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho thì bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
3. Hủy hôn pháp luật có cho đòi lại sính lễ không?
Theo tập quán cưới hỏi của người Việt Nam, đồ sính lễ là nữ trang như bông tai, vòng kiềng, tiền mặt… là do nhà trai chủ động mang đến nhà gái trong ngày đám hỏi, được tính là đồ dạm hỏi. Thông thường, đồ nữ trang này chỉ cho riêng cô dâu và sau khi làm thủ tục trình sính lễ, có thể là mẹ chồng trao và đeo số nữ trang này cho cô dâu trước mặt hai họ nhà trai, nhà gái.
Hành động trao đồ sính lễ cho cô dâu chính là việc xác lập quan hệ sở hữu; chuyển giao quyền sở hữu phần tài sản đó cho cô dâu; không yêu cầu đền bù và hợp đồng tặng cho đã thực hiện hoàn thành tại thời điểm trao – nhận; nên số nữ trang và tiền mặt là đồ có thể xem là tài sản riêng của cô dâu; nếu không có thỏa thuận khác
Xem xét dưới góc độ pháp lý cũng như truyền thống của dân tộc Việt Nam; trong việc tổ chức cưới hỏi thì giao dịch này là hợp pháp. Tại buổi lễ đính hôn, gia đình anh đã trao sính lễ dựa trên tinh thần tự nguyện; không bị ép buộc. Nhà trai cũng không đặt ra bất cứ điều kiện hay thỏa thuận nào khác với nhà gái về việc sẽ tổ chức lễ cưới; hay kết hôn sau khi bạn gái nhận đồ . Cho nên, dù bạn gái đã hủy hôn nhưng không có nghĩa vụ phải trả lại số tài sản này.
Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật và như phân tích trên; khi hủy hôn nhà gái sẽ không phải giao trả lại cho nhà trai .
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.
Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.