Là 2 trong số 7 các loại chế tài trong thương mại, hủy bỏ hợp đồng và đình chỉ hợp đồng được thực hiện khi có những vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, hậu quả của hai loại chế tài này lại hoàn toàn khác nhau, do vậy việc áp dụng chế tài nào là phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các bên.

Để nắm rõ các quy định của pháp luật về thương mại về hai chế tài trên. Luật Thương mại năm 2005 quy định rõ về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng và đình chỉ hợp đồng.

Ví dụ: Doanh nghiệp A đã làm 01 hợp đồng nhượng quyền kinh doanh cho Doanh nghiệp B, sau 03 tháng thực hiện hợp đồng, bên A phát hiện bên B đã thực hiện không đúng nghĩa vụ mà hai bên đã giao kết với nhau: cụ thể, điều chỉnh giá bán sản phẩm cao gấp đôi (so với giá trong hợp đồng nhượng quyền). Nhận thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu, đến sản phẩm mà bên A cung cấp.

Vậy câu hỏi đặt ra là Bên A nên yêu cầu hủy bỏ hợp đồng nhượng quyền trên hay yêu cầu đình chỉ hợp đồng trên.

   Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Với một chế tài thì hậu quả sẽ là hợp đồng sẽ chấm dứt từ thời điểm một bên nhận thông báo, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Còn một chế tài thì hậu quả là hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên có quyền đòi lại những lợi ích do việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Để không gây ra những tổn thất về kinh tế lớn cho doanh nghiệp của mình, bạn cần lựa chọn hình thức chế tài phù hợp. Để tư vấn cụ thể hơn về trường hợp trên, hay các tình huống nào tương tự, quý bạn đọc vui lòng gọi đến tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn trực tiếp và chính xác nhất.