Điều kiện đảm bảo cho một hợp đồng là hợp pháp thông thường bao gồm: nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật; chủ thể tham gia hợp đồng đáp ứng yêu cầu về năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật; hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật; các điều kiện khác do pháp luật quy định hoặc do các bên xác định phù hợp, không trái pháp luật. Nếu vi phạm các điều kiện trên, hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu, bao gồm hai mức độ: vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từng phần.

Bộ luật Lao động năm 2012 quy định rất rõ ràng và chi tiết về những trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu

Điều 50 BLLĐ quy định hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp sau:

  • Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;
  • Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;
  • Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;
  • Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

Đối với trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

                               Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Theo quy định tại Điều 51 BLLĐ thì Thanh tra lao động, Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Theo nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự, khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì sẽ không làm phát sinh, ràng buộc hiệu lực giữa các bên; làm cho hợp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, không phụ thuộc vào việc đã được thực hiện trên thực tế hay chưa.

Khi hợp đồng bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qua định khác.

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng lao động vô hiệu được quy định tại Điều 52 BLLĐ. Đối với trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:

– Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật;

– Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì xử lý như sau:

– Trong trường hợp do ký sai thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 của BLLĐ thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại;

– Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Để cập nhật thêm kiến thức về pháp luật vui lòng truy cập vào trang luatdongduong.com.vn hoặc trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.966.993 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.

Chuyên viên 

Nguyễn Thu Quỳnh 

Đăng bình luận