Pháp luật hiện hành quy định trường hợp đổi họ của con riêng theo họ của cha dượng không? Làm thế nào để đổi họ con riêng của vợ sang họ của cha dượng?

  1. Cách đổi họ của con riêng sang họ của cha dượng:

Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp được đổi họ tên. Theo đó, không có trường hợp đổi họ của con riêng theo họ của cha dượng.

Vì pháp luật hiện hành không quy định trường hợp này. Do đó, chỉ khi cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì mới có cơ sở để đổi họ cho con.

Tuy nhiên, muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của bố đẻ trẻ.

Theo Luật Nuôi con nuôi hiện hiện hành thì:

  • Chỉ có trẻ dưới 16 tuổi mới được nhận làm con nuôi;
  • Riêng cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi thì con nuôi phải dưới 18 tuổi.

Như vậy, để đổi họ con riêng của vợ sang họ của cha dượng thì thực hiện theo thủ tục đăng ký nuôi con nuôi.

  1. Hồ sơ thực hiện:

  • Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có (Điều 17 Luật Nuôi con nuôi):

+ Đơn xin nhận con nuôi;

+ Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

+ Nếu nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…

  • Hồ sơ của người được nhận nuôi cần chuẩn bị:

+ Giấy khai sinh;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng.

+ Đối với trẻ em được nhận nuôi có yếu tố nước ngoài cần có thêm văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  1. Trình tự thực hiện thủ tục:

  • Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền sau:

+ Khi nhận nuôi trong nước: UBND xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc người nhận con nuôi;

+ Khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi;

+ Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

  • Thời hạn thực hiện thủ tục: từ 10 – 15 ngày đối với từng trường hợp cụ thể.
  • Sau khi làm xong thủ tục nhận con nuôi, cha dượng đã có cơ sở đổi họ cho con riêng của vợ sang họ của mình.
  • Người yêu cầu thay đổi họ tên cần:

+ Nộp Tờ khai cải chính hộ tịch; Giấy tờ liên quan.

+ Cần xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ.

Lưu ý:

  • Việc nhận nuôi con nuôi:

+ Phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi;

+ Nếu nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó;

  • Người đồng ý cho làm con nuôi phải được:

+ Tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi;

+ Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi;

+ Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.

  1. Kết luận:

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, không có trường hợp con riêng đổi họ theo họ của cha dượng.

Do đó, để được đổi theo họ của cha dượng cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi đối với con riêng của vợ.

Sau khi thực hiện xong thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thì sẽ được thực hiện việc đổi họ cho con riêng của vợ.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.