Mua bán data khách hàng là hành vi vi phạm pháp luật, được quy định cụ thể như thế nào? Và sẽ bị xử lý ra sao? Để tìm hiểu vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

  1. Quy định của pháp luật về hành vi mua bán data khách hàng:

Hành vi bán data khách hàng là hành vi vi phạm pháp luật được quy định theo Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, luật an ninh mạng. Cụ thể như sau:

a) Theo Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS):

Theo Điều 38 về quyền riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân và khoản 2 Điều 387 thông tin trong giao kết hợp đồng của Bộ luật dân sự 2015 quy định thì:

Hành vi mua bán data khách hàng chính là hành vi cung cấp thông tin riêng tư của khách hàng mà họ không muốn công khai như:

  • Các thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của khách hàng;
  • Các bí mật về gia đình, bí mật về cá nhân.

Việc tổ chức hoặc người nào đó sử dụng, lưu giữ, thu thập, công khai thông tin của khách hàng mà:

  • Liên quan đến đời sống riêng tư của kháng hay bí mật của họ thì phải được người đó đồng ý;
  • Liên quan đến bí mật gia đình của họ thì phải được các thành viên trong gia đình đồng ý.

Quy định tại Điều 38 này là hoàn toàn phù hợp, thể hiện được sự tôn trọng đời sống của mỗi cá nhân.

b) Theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS):

Điều 288 BLHS quy định:

Có thể bị xử lí hình sự với tội danh là đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông nếu:

Nếu việc rao bán data khách hàng mà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng.

Hậu quả nghiêm trọng bao gồm cả vật chất và tinh thần.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

c) Theo Luật An toàn thông tin mạng 2015:

Theo Điều 7 thì các hành vi sau đây được xem là vi phạm pháp luật:

  • Nghiêm cấm các hành vi sử dụng, thu thập, kinh doanh, phát tán trái pháp luật các thông tin cá nhân của người khác;
  • Cấm các hành vi lợi dụng điểm yếu, sơ hở của hệ thống thông tin để khai thác, thu thập thông tin cá nhân,…

Do đó, khi vi phạm một trong những hành vi trên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

  1. Hình thức xử lý đối với hành vi mua bán data khách hàng:

Trường hợp 1: Xử lý vi phạm hành chính:

Nếu hậu quả gây ra chưa thực sự nghiêm trọng thì hành vi này sẽ bị xử lí vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

  • Bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng và buộc phải tiêu hủy tang vật có chứa thông tin của khách hàng (Điều 65 Nghị định 185/2013/NĐ-CP).
  • Bị phạt tiền từ 50 – 70 triệu nếu thuộc khoản 5 Điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Trường hợp 2: Xử lý hình sự:

Nếu hậu quả gây ra nghiêm trọng thì chủ thể thực hiện hành vi bán data sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 288 của BLHS. Cụ thể:

  • Mức phạt tù cao nhất mà chủ thể thực hiện hành vi mua bán data có thể phải chịu là 7 năm tù.
  • Ngoài ra:

+ Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 – 200 triệu ;

+ Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ đến 5 năm.

Kết luận:

  • Như vậy, hành vi mua bán data của khách hàng là hành vi vi phạm pháp luật.
  • Tùy vào từng mức độ của hành vi mà chủ thể thực hiện hành vi này có thể bị áp dụng các mức xử phạt khác nhau.
  1. Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Luật An toàn thông tin mạng 2015;
  • Nghị định 185/2013/NĐ-CP;
  • Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất.

Trân trọng.