Thế nào bị coi là có hành vi làm nhục người khác? Theo quy định của pháp luật hiện hành, làm nhục người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
-
Hành vi làm nhục người khác:
Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định mọi người đều:
- Có quyền bất khả xâm phạm về thân thể;
- Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
- Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Hành vi làm nhục người khác có mối quan hệ chặt chẽ với danh dự và nhân phẩm con người.
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được quy định rất cụ thể tại Điều 34, Bộ luật Dân sự 2015:
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ;
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Như vậy, làm nhục người khác là hành vi trái pháp luật, xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
-
Làm nhục người khác bị xử lý thế nào?
Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác có thể bị:
- Xử phạt hành chính;
- Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ nhất, xử phạt hành chính:
Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng nếu:
“Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự:
Nếu hành vi này nghiêm trọng, đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự về Tội làm nhục người khác.
Theo đó, mức xử phạt đối với tội này như sau:
- Khung hình phạt cơ bản là: bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng là: bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
- Khung hình phạt bổ sung là: có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
-
Kết luận:
Như vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là một trong những hành vi làm nhục người khác.
Do đó, người nào có hành vi làm nhục người khác thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tùy vào tình chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đó mà người có hành vi vi phạm có thể bị:
- Xử phạt hành chính;
- Xử phạt hình sự.
Bài viết trên dựa trên những căn cứ pháp lý sau đây:
- Hiến pháp 2013;
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.
Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.