Trong suốt những năm qua, chúng ta đã có những mối quan tâm ngày càng tăng đối với chất lượng môi trường. Chúng ta đã nói nhiều đến ô nhiễm môi trường nước, giảm nguồn nước ngầm, thiếu nước,… Chúng ta nói đến ô nhiễm môi trường không khí, hiệu ứng nhà kính, sự tăng nhiệt độ của trái đất… Nhưng ắt hẳn chúng ta sẽ cảm thấy lạ khi nhắc đến việc tiếng ồn được coi là một loại gây ô nhiễm nghiêm trọng. Song thật sự thì điều này là hoàn toàn có cơ sở. Ô nhiễm tiếng ồn có thể ít được nhắc đến song tác hại thì không hề nhỏ đối với sức khỏe và chất lượng của con người. Đường giao thông trong thành phố dường như bị quấy rầy nhiều hơn bởi tiếng còi xe inh ỏi, tiếng động cơ, tiếng rao bán, những khu dân cư chịu ảnh hưởng bởi những trận cãi vã, những tiếng nhạc phát ra từ nhà kế bên… Với những người dân đã sống và làm việc những âm thanh đó hàng ngày đã dần trở nên quen, họ có thể thấy hết hoặc bớt khó chịu. Phải chăng họ không ý thức được hết về tác hại của tiếng ồn, vấn đề là ở chỗ tiếng ồn chỉ có tác hại đến con người với một cường độ và một thời gian nhất định, vì vậy, xét về một khía cạnh nào đó, tiếng ồn không gây hại lắm và người ta chẳng quan tâm.

Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Ô nhiễm tiếng ồn xuất phát từ hai nguồn gốc chủ yếu: Tự nhiên và nhân tạo (do  hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của con người tạo ra).

Một số quy định của pháp luật:

  • Theo quy định tại  Khoản 8 điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định cấm hành vi Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Như vậy, hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn là hành vi mà con người trong sản xuất kinh doanh sinh hoạt đời sống đã gây ra tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật cho phép gây ảnh hưởng đến môi trường và người xung quanh.
  • Điều 73 LBVMT 2014 quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng:

3. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường

b) Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;

c) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

  • Theo quy định tại Điều 82 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đinh: “3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.”
  • Điều 103 Luật Bảo vệ môi trường 2014 về quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ quy định “1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.”

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Biện pháp chế tài:

  • Nếu hành vi sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cụ thể:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.”

  • Ngoài việc xử lý theo các hình phạt ở trên thì người có hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn còn phải áp dụng các Biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 12 điều 17 Nghị định số 155:
    • Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
    • Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
  • Bồi thường thiệt hại do hành vi ô nhiễm tiếng ồn gây ra: Điều 602 Bộ luật dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, theo đó “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi“.

Để cập nhật thêm những thông tin nổi bật và hữu ích, vui lòng truy cập website của chúng tôi tại Luatdongduong.com.vn hoặc Hotline Tư vấn: 1900.966.993

Chuyên viên,

Đỗ Trọng Đạt