Dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày một phức tạp. Trước tình hình đó, đã có nhiều người thực hiện hành vi cản trở phòng, chống dịch bệnh. Vậy hành vi này có bị xử lý không?

  1. Hành vi cản trở phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Ngày 31/3/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 45/TANDTC-PC.

Đây là Công văn hướng dẫn về xét xử tội phạm liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, hành vi cản trở phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng được quy định.

Cụ thể tại mục 1.9, Công văn số 45/TANDTC-PC có quy định:

“Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330.”

Như vậy, hành vi cản trở phòng, chống dịch bệnh Covid-19 sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 330 BLHS.

  1. Yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ khi cản trở phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Về khách thể:

Tội này xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của người thi hành công vụ.

Qua đó xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.

Cụ thể ở đây chính là kế hoạch phòng chống dịch bệnh covid-19 trên toàn toàn quốc.

Về mặt khách quan:

Hành vi chống người thi hành công vụ được biểu hiện như sau:

  • Dùng vũ lực như: đâm, đá, đánh…để chống đối, không tuân lệnh hoặc gây khó khăn, trở ngại cho người thi hành công vụ.
  • Đe dọa dùng vũ lực như: dọa sẽ đánh, sẽ đâm…nếu người thi hành công vụ không làm theo yêu cầu. Lời đe dọa này là thực tế và có cơ sở để người thi hành công vụ tin rằng lời đe dọa đó sẽ thành sự thật.
  • Hành vi dùng thủ đoạn khác như: công khai bí mật đời tư của người thi hành công vụ tạo sức ép…
  • Ép buộc là khống chế, cưỡng ép người thi hành công vụ phải làm những việc trái với chức năng, quyền hạn của họ.

Tội phạm này được hoàn thành kể từ khi các hành vi trên được thực hiện.

Về chủ thể:

Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật hình sự quy định.

Về mặt chủ quan:

Đây là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ người mà mình chống đối bằng các hành vi trên là người đang thi hành công vụ, nhưng vẫn thực hiện.

  1. Hình thức xử lý

Công văn số 45/TANDTC-PC có quy định về hướng dẫn về áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp đối với tội cản trở phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như sau:

  • Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Áp dụng hình phạt chính đối với trường hợp phạm tội chưa gây ra hậu quả hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng là:

+ Hình phạt tiền;

+ Cải tạo không giam giữ;

+ Phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

  • Ngoài ra, Tòa án xem xét áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Như vậy, đối với hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, bao gồm:

  • Hình phạt chính;
  • Hình phạt bổ sung;
  • Áp dụng các biện pháp tư pháp.

Xử lý hình sự đối với tội chống người thi hành công vụ trong trường hợp này:

Theo Điều 330, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội chống người thi hành công vụ thì:

  • Khung hình phạt cơ bản: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm (Khoản 1, Điều 330).
  • Khung hình phạt tăng nặng: Phạt tù từ 02 năm – 07 năm khi có những tình tiết tăng nặng sau:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

+ Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm;

Biện pháp tư pháp:

Tùy thuộc vào tình tiết của từng vụ án mà Tòa án có thể áp dụng các biện pháp tư pháp sau:

  • Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
  • Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
  • Bắt buộc chữa bệnh.
  1. Căn cứ pháo lý:

  • Bộ luật Hình sự 2018, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 31/03/2020.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Hành vi cản trở phòng, chống dịch bệnh Covid-19”.

Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.