Hack facebook người khác là một hành vi vi phạm pháp luật, do đó sẽ bị xử lý. Vậy, hack facebook người khác có thể phải chịu những hình phạt nào?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, hành vi hack facebook người khác sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc áp dụng các hình phạt còn tùy thuộc vào mức độ, tính chất hành vi của người phạm tội. Cụ thể như sau:

  1. Xử phạt hành chính:

Theo khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015:

Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại,… của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

Theo đó, theo quy định tại Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

  • Khoản 1 quy định mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng nếu: Có hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.
  • Khoản 2 quy định mức phạt tiền phạt tiềntừ 30 – 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để:

Chiếm quyền điều khiển thiết bị số;

Thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số;

Thay đổi tham số cài đặt thiết bị số;

Thu thập thông tin của người khác;

+ Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng…

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  1. Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Nếu hành vi trên có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu về tội xâm phạm bí mật thư tín quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Theo đó, sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm nếu:

  • Thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác dưới bất kỳ hình thức nào;

+ Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác;

+ Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

+ Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

+ Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

  • Đồng thời, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Lưu ý: Bị phạt tù từ 1 – 5 năm nếu:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
  • Làm nạn nhân tự sát.
  1. Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.

Để có thêm kiến thức pháp luật, mời quý bạn đọc cùng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.