Điều kiện người lao động nước ngoài đăng ký tạm trú tại Việt Nam

Khi các chính sách mở cửa tiếp nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại các công ty Việt Nam hoặc các công ty nước ngoài có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đặt tại Việt Nam. Để đảm bảo quá trình làm việc tại Việt Nam thì người lao động phải làm thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam.

Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Nên khi người không có quốc tịch Việt Nam khi vào lãnh thổ VIệt Nam làm việc, du lịch… thì phải làm các thủ tục nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.…

Để những người nước ngoài được vào Việt Nam làm việc thì phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Trừ một số trường hợp mà người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú thay cho thị thực, đây là các trường người nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam các trường hợp được cấp chứng nhận tạm trú của cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Điều 31:

– Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh bằng hình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc đóng dấu vào thị thực rời với thời hạn như sau:

a) Thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực; trường hợp thị thực còn thời hạn không quá 15 ngày thì cấp tạm trú 15 ngày; trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ thì cấp tạm trú không quá 12 tháng và được xem xét cấp thẻ tạm trú;

– Người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam trong thời hạn chứng nhận tạm trú được cấp.

– Thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.

Quy định trên thì người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc thì khi đủ điều kiện cấp thị thực thì thị thực của người nước ngoài là không quá 12 tháng, khi hết thời hạn thị thực tạm trú sẽ được gia hạn hoặc cấp mới chứng nhận tạm trú. Đặc biệt khi đã được cấp thị thực mà vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị hủy bỏ hoặc rút ngắn thời hạn tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam của người nước ngoài.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Điều kiện cấp thị thực của người nước ngoài theo Điều 14 Luật này gồm có:

  1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
  2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.
  3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy địnhtại Điều 21 của Luật này.
  4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

Đối với trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động hoặc không thuộc trường hợp phải cấp giấy phép lao động thì phải có văn bản xác nhận miễn giấy phép lao động của Cơ quan quản lý lao động nước ngoài.

Khi vào lãnh thổ Việt Nam thì người nước ngoài phải làm thủ tục khai báo tạm trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

– Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.

– Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.

– Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp người lao động tiếp tục làm việc tại Việt Nam mà thời hạn tạm trú hết thì người lao động hoặc người quản lý lao động có trách nhiệm làm thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định tại Điều 35 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

Như vậy, người lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc thì bắt buộc phải đăng ký tạm trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi ở Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam để tránh trường hợp bị hủy hoặc rút ngắn thời hạn tạm trú đã được cấp.

Trên Website luatdongduong.com.vn luôn cập nhật những thông tin pháp luật nổi bật và hữu ích cho các độc giả! Quý độc giả liên hệ hotline tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn và hỗ trợ.

Chuyên viên

Nguyễn Thanh Hà