Khi nào xây nhà ở riêng lẻ cần có giấy phép xây dựng? Trong trường hợp đó, điều kiện để được cấp giấy phép là gì? Nếu không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?
Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:
-
Khi nào xây nhà ở riêng lẻ cần có giấy phép xây dựng?
- Theo khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng năm 2014 thì:
Trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép.
- Mà khoản 1 và khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 cũng có quy định:
Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị và trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn phải có giấy phép xây dựng.
Như vậy, xây nhà ở riêng lẻ cần phải có giấy phép khi:
- Nội thành, ngoại thành của thành phố;
- Nội thị, ngoại thị của thị xã;
- Tại thị trấn;
- Trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.
-
Điều kiện để được cấp giấy phép xây nhà ở riêng lẻ:
- Điều kiện chung:
Khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng năm 2014 có quy định:
Điều kiện chung để cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:
+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất;
+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận;
+ Bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
+ Bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa;
+ Bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo đúng quy định;
+ Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định.
- Điều kiện riêng:
Theo khoản 2 Điều 93 Luật Xây dựng năm 2014: Xây nhà ở riêng lẻ phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị nếu:
+ Nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định;
+ Đồng thời chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
-
Mức xử phạt khi xây nhà riêng lẻ không có giấy phép
Xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp có giấy phép mà không có thì bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:
a) Mức phạt vi phạm lần đầu:
Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có giấy phép bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa mà không có giấy phép.
- Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị mà không có giấy phép.
b) Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng:
Theo khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, nếu xây dựng nhà ở không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục xây dựng thì:
- Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
- Phạt tiền từ 35 – 40 triệu đồng nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
c) Mức phạt khi tái phạm:
Theo khoản 9 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm thì phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
- Phạt tiền từ 70 – 80 triệu đồng nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
d) Biện pháp khắc phục hậu quả:
Căn cứ khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP:
Xây dựng nhà ở không có giấy phép buộc phải tháo dỡ nhà ở nếu đã xây xong; trường hợp chưa xây xong thì có thể không bị tháo dỡ.
Trên đây là bài viết về “Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ”.
Để có thêm kiến thức pháp luật, vui long truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Trân trọng.